Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 5/1: Đồng USD biến động quanh mốc 102
Tỷ giá USD hôm nay 4/1: Ngân hàng và thị trường cùng tăng mạnh Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 3/1: Đồng USD bật tăng |
Tỷ giá ngoại tệ trên thế giới
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,08%, xuống mốc 102,42.
Đồng USD vừa trải qua phiên giao dịch không ổn định, sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ khả quan hơn mong đợi, làm giảm kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay.
Đồng tiền Mỹ tăng giá sau tin tức rằng các chủ lao động tư nhân ở Mỹ đã thuê nhiều công nhân hơn dự kiến trong tháng 12. Báo cáo Việc làm quốc gia của ADP cho thấy, bảng lương tư nhân đã tăng thêm 164.000 việc làm trong tháng trước, mức tăng hằng tháng lớn nhất kể từ tháng 8. Trước đó, trong một cuộc thăm dò của Reuters, các nhà kinh tế đã dự báo biên chế tư nhân sẽ tăng thêm 115.000.
Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của tiểu bang giảm 18.000, xuống mức điều chỉnh theo mùa là 202.000 trong tuần cuối cùng của tháng 12. Trước đó, các nhà kinh tế đã dự báo sẽ có 216.000 đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp.
Sau các báo cáo kinh tế được công bố hôm 4-1, hợp đồng tương lai lãi suất của Mỹ đã giảm kỳ vọng về số lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024 từ 6 lần xuống còn 4 lần, mỗi lần giảm 25 điểm cơ bản. Trước đó, hôm 4-1, biên bản cuộc họp chính sách ngày 12 và 13-12 của Fed được công bố trước đó cho thấy thái độ ôn hòa hơn từ Fed.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp sẽ là dữ liệu quan trọng được công bố hôm nay 5-1, có thể định hướng triển vọng về quy trình nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed. Các nhà kinh tế dự báo rằng sẽ có khoảng 170.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 12, ít hơn so với con số 199.000 của tháng trước.
So với đồng yên Nhật, đồng bạc xanh tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, tăng trong ba ngày liên tiếp, với mức tăng 0,9%, đạt mốc 144,52 yên.
Trong khi đó, đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0948 USD, do dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát cao hơn ở châu Âu.
Dữ liệu sơ bộ từ cơ quan thống kê quốc gia được công bố hôm 4-1 cho thấy, giá tiêu dùng của Pháp đã tăng trong tháng 12, phù hợp với kỳ vọng của thị trường, do giá năng lượng và dịch vụ tăng trong năm. Tại Đức, chỉ số lạm phát (CPI) đã tăng từ mức 3,2% trong tháng 11, lên mức 3,7% trong tháng 12, đúng như dự đoán.
Đồng bảng Anh cũng tăng giá so với đồng bạc xanh, sau khi dữ liệu cho thấy nhu cầu vay vốn và dịch vụ kinh doanh của người Anh ngày càng tăng.
Tỷ giá ngoại tệ trong nước
Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay (5/1) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 23,915 VND/USD, tăng 29 đồng so với phiên giao dịch ngày 4/1.
Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.060 VND/USD. Tỷ giá đồng Đô la Mỹ cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.060 VND/USD.
Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá đô trong nước vào sáng nay ghi nhận hàng loạt động thái điều chỉnh tăng tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 24.160 và mức bán ra là 24.530, tăng 10 đồng so với phiên giao dịch ngày 4/1. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 23.400 - 25.300 VND/USD.
Tỷ giá Yen Nhật hôm nay tại Vietcombank có tỷ giá mua là 164,93 VND/JPY và tỷ giá bán là 174,59 VND/JPY, giảm 1,68 đồng ở chiều mua và giảm 1,78 đồng ở chiều bán. Tại Ngân hàng Vietinbank, tỷ giá Yen giảm 1,88 đồng ở chiều mua và chiều bán, tương đương với mức 164,67 VND/JPY và 174,37 VND/JPY.
Sáng nay 5/1/2024 tại Vietcombank, tỷ giá Won chiều mua vào tăng 16,11 VND/KRW và bán ra giảm nhẹ là 19,52 VND/KRW. Còn tại Vietinbank, tỷ giá Won Vietinbank giảm ở chiều mua là 16,33 VND/KRW và chiều bán ra 20,33 VND/KRW so với sáng qua.
Tỷ giá Nhân dân tệ (CNY) hôm nay 5/1/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) ở chiều mua vào là 3,336.18 VND/CNY và ở chiều bán ra là 3,478.75 VND/CNY, so với cùng thời điểm hôm trước.
Nguồn: Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 5/1: Đồng USD biến động quanh mốc 102