Hà Nội: 22°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 20°C
Hải Phòng: 18°C

Ứng phó BĐKH: Nông nghiệp cần giải pháp hiệu quả mang tính bền vững

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng được xác định là những giải pháp căn cơ của ngành nông nghiệp nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Việt Nam sẵn sàng biến thách thức thành cơ hội để ứng phó BĐKH

Phải nhấn mạnh rằng, những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động xấu đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp bởi BĐKH hình thành nhiều loại hình thời tiết cực đoan, bất thường. Điển hình như (mưa lũ, nắng nóng kéo dài, hạn hán…). Để ứng phó hiệu quả với BĐKH, thời gian qua nhiều Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; bảo vệ và phát triển rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Ðịnh hướng phát triển nền nông nghiệp gắn với nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường…

Ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu sử dụng hợp lý, hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại các vùng trồng lúa trọng điểm. Bên cạnh đó, nghiên cứu ứng dụng các mô hình tổng hợp, mô hình liên kết trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, nông nghiệp ven đô, nông lâm kết hợp, trồng trọt và du lịch sinh thái. Ðặc biệt, việc nghiên cứu phát triển và chuyển giao các giống cây trồng mới (lúa, ngô, lạc, đậu tương, rau màu, cà-phê, chè) có năng suất, chất lượng cao thích nghi điều kiện canh tác (chịu mặn, chịu hạn, chịu phèn), chế độ canh tác (ngập lụt, hạn hán) phục vụ sản xuất hàng hóa theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu được chú trọng để vẫn duy trì được năng suất cây trồng.

Ứng phó BĐKH: Nông nghiệp cần giải pháp hiệu quả mang tính bền vững
Mãng cầu - một trong những loại cây trồng ăn quả chịu hạn tốt.

Đặc biệt, để hạn chế ảnh hưởng xấu của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp, một số mô hình thích ứng với BĐKH đã và đang được một số địa phương áp dụng, đem lại hiệu quả. Đơn cử, mô hình tôm/cá - lúa: Đây là mô hình thích hợp với vùng giáp nước (giữa vùng ngọt và mặn) và đã được triển khai thành công tại tỉnh Bạc Liêu. Mùa mưa trồng lúa chịu mặn nhẹ 2%-3%, mùa khô nuôi tôm. Lúa sẽ hấp thu chất thải do quá trình nuôi tôm thải ra, nên tự làm sạch môi trường. Tuy nhiên, muốn mô hình thành công phải có nước ngọt tưới bổ sung vào cuối vụ và phải có giống lúa chịu mặn để canh tác. Lúa trồng theo mô hình này ít bón phân và gần như không sử dụng thuốc hóa học nên chất lượng gạo cao, có thể gọi là loại “gạo sạch”.

Mô hình “1 phải 6 giảm” đối với sản xuất lúa: "1 phải": Phải sử dụng hạt giống lúa chất lượng cấp xác nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, không sử dụng lúa lương thực để làm giống. "6 giảm": Giảm lượng hạt giống; giảm lượng phân đạm; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giảm lượng nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch; giảm khí thải nhà kính. Mô hình trồng cây trồng cạn ít sử dụng nước: Một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng tháp… đã chuyển một diện tích lớn đất trồng lúa qua trồng một số cây trồng cạn ít sử dụng nước như: bắp vàng, đậu nành và cây mè. Mô hình này đòi hỏi chi phí lao động cao hơn trồng lúa, phải áp dụng cơ giới hóa một số khâu và yêu cầu phải có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Theo các chuyên gia, mặc dù đã có nhiều giải pháp được xây dựng nhằm giúp lĩnh vực nông nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi về BĐKH, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường, tuy vậy, để các giải pháp này thật sự phát huy tác động, cần nhận diện sâu hơn về đối tượng cũng như xu hướng của BÐKH. Trước hết là tính bền vững của sản xuất nông nghiệp trước tác động của BÐKH, nước biển dâng; khu vực nông nghiệp và người nông dân là những đối tượng tổn thương đầu tiên từ những thách thức này, một nguy cơ mà xu hướng trong những năm gần đây càng ngày càng cực đoan. Chuỗi liên kết giá trị nông sản trong sản xuất còn lỏng, quy mô còn nhỏ lẻ dẫn đến sức cạnh tranh, năng suất, hiệu quả kinh tế còn thấp. Những biến động của thị trường xuất khẩu, dẫn đến những rủi ro về mặt thị trường.

Các chuyên gia cho rằng, về lâu dài, khi mà BÐKH sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt, cần bố trí lại hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BÐKH. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến, như: thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm, quản lý dịch bệnh tổng hợp, hệ thống canh tác lúa cải tiến, làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật; mô hình vườn ao chuồng, mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi, mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái, thực hành chăn nuôi tốt, nông nghiệp thông minh với khí hậu, chăn nuôi công nghệ cao và khép kín.

Tiếp tục nghiên cứu các quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BÐKH như hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại… Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính... Ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu và phát triển các giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị.

Đồng thời các giải pháp, mô hình về các biện pháp canh tác cây trồng góp phần thích ứng với BĐKH đang được áp dụng thành công ở cộng đồng (do cộng đồng tìm ra, hoặc do các tổ chức phi chính phủ chuyển giao từ nước ngoài) cũng cần được các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý đánh giá và có những biện pháp, khuyến nghị nhân rộng tới các địa phương khác. Sau khi các tài liệu này được công bố, lãnh đạo địa phương ở các cấp mới có cơ sở để đưa các mô hình, giải pháp nông nghiệp thích ứng với BĐKH vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề án phát triển nông nghiệp hằng năm. Song song với đó, cần nâng cao năng lực cho các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông của địa phương về phương pháp, kỹ năng để thí điểm, nhân rộng các mô hình, giải pháp thích ứng với BĐKH./.

Nguồn:Ứng phó BĐKH: Nông nghiệp cần giải pháp hiệu quả mang tính bền vững

Lý Lan
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Nước sông Luồng đổi màu đỏ gạch bất thường

Thanh Hóa: Nước sông Luồng đổi màu đỏ gạch bất thường
Từ ngày 12/1 tới nay, sông Luồng chảy qua huyện Quan Sơn đổi màu đỏ gạch bất thường. Hiện cơ quan chức năng đang lấy mẫu phân tích.

Đào đông đỏ xuống phố đón Tết

Đào đông đỏ xuống phố đón Tết
Vào những ngày cuối năm, khi không khí Tết Nguyên đán đã bao phủ khắp các con phố, ngõ nhỏ của Hà Nội. Đào đông như một làn sóng mới, mang lại cho người dân Hà Nội không khí Tết thêm phần ấm áp và tươi mới.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao kỷ lục, thu về 5,6 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao kỷ lục, thu về 5,6 tỷ USD năm 2024
Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 9 năm qua, nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2024 vẫn thiết lập kỷ lục mới, thu về 5,6 tỷ USD nhờ giá tăng cao. Trong vụ thu hoạch 2024-2025, hơn 70% diện tích đã thu hoạch xong và sẽ đạt khoảng 90% diện tích trước Tết Nguyên đán.

Ứng dụng AI trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa

Ứng dụng AI trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong cảnh báo sâu bệnh hại lúa đã mở ra nhiều triển vọng mới cho nền nông nghiệp tỉnh Bình Định. Với khả năng nhận diện chính xác các loại sâu bệnh, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh và hệ thống quản lý thông tin toàn diện, hệ thống cảnh báo sâu bệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo T-Pest đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương.

Điểm tin xây dựng - Bất động sản ngày 15/1: Bình Dương gỡ vướng loạt dự án ‘đóng băng’ nhiều năm

Điểm tin xây dựng - Bất động sản ngày 15/1:  Bình Dương gỡ vướng loạt dự án ‘đóng băng’ nhiều năm
Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất; TPHCM ủy quyền cho quận, huyện thực hiện cải tạo chung cư cũ; Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Ninh Thuận đấu thầu 23 khu đất làm nhà máy điện gió, cảng biển…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.