VIASEE nhận Bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam vừa nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhờ những thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam được thành lập sau năm 2000 và hoạt động trong phạm vi cả nước theo Quyết định số 110/2005/QĐ-BNV ngày 28/10/2005 của Bộ Nội Vụ. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, Hội đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ môi trường nói chung và phát triển chuyên môn của lĩnh vực kinh tế môi trường nói riêng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen cho Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam. |
Qua 5 kỳ Đại hội, đơn vị đã phát triển được 200 Hội viên là tập thể (Các chi hội ở vùng miền, địa phương, chi hội trong trường đại học chuyên ngành, chi hội trong các tổ chức về môi trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế môi trường...) và trên một vạn hội viên có mặt ở khắp các địa phương trên dải hình chữ S Việt Nam thân yêu. Đa số các hội viên từ tập thể tới cá nhân đều hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất về môi trường, đào tạo, khoa học, báo chí, chuyên gia…
Được sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, trong đó có quý Bộ Tài nguyên và Môi trường, VIASEE đã nỗ lực phấn đấu và đóng góp đáng kể cho sự nghiệm bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững của đất nước. Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam đã liên tiếp nhận được các bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại trong nhiệm kỳ 2020-2025, VIASEE tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra. Hội tiếp tục củng cố và phát triển, trở thành địa chỉ tin cậy của cộng đồng xã hội trong lĩnh vực tư vấn, phản biện các vấn đề môi trường, kinh tế xanh, phát triển bền vững. Hội đã thực hiện tốt công tác truyền thông vì môi trường, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo đúng điều lệ và nhiệm vụ của Hội.
Các chuyên gia của Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam trong chuyến khảo sát tại mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh. |
VIASEE đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định và yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với Hội. Hội đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác tuyên truyền các hoạt động về môi trường, tích cực tham gia vào công tác phản biện xã hội, phản biện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham gia đóng góp về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; gửi kiến nghị đến Quốc hội, Thủ tướng, Bộ ngành về các vấn đề liên quan đến lĩnh lực tài nguyên, môi trường…
Công tác tư vấn phản biện được chú trọng, quan tâm
Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội. Các thành viên chính của Hội (chủ tịch, các phó chủ tịch, các trưởng ban và các nhà khoa học là thành viên) tích cực tham gia các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn do các cơ quan Nhà nước như: Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhất là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức về những vấn đề môi trường và kinh tế môi trường: Luật Quy hoạch 2017, các quy hoạch quốc gia và quy hoạch ngành, các quy hoạch của các địa phương cấp tỉnh; các dự án sửa đổi Luật, như Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản.
Hội và đơn vị thành viên cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề bàn về vấn đề này. Đặt biệt, Hội đã tổ chức thành công lớp Tập huấn 3 ngày “Nâng cao năng lực xây dựng và phản biện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các quy hoạch kinh tế xã hội’ với 100 hội viên trực tiếp tham dự và nhiều hội viên ở các địa phương tham dự với hình thức Online. Hoạt động này đã gây tiếng vang trong những tổ chức tư vấn đang làm công tác quy hoạch và đánh giá môi trường các dự án quy hoạch.
Đáng chú ý nhất trong hoạt động tư vấn phản biện của Hội là hoạt động phản biện hoạt động khai thác mỏ Fe Thạch Khê, Hà Tĩnh. Sau yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thị sát Hà Tĩnh ngày 11/6/2022 ‘Việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án phải có phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan; việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hơi”. Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, tổ chức thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đã chủ động phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa tại mỏ sắt Thạch Khê. Để có được ý kiến rộng rãi, toàn diện, khách quan của các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề địa chất - khoáng sản - kinh tế - môi trường - xã hội; ngày 23/9/2022 Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ DỰ ÁN MỎ SẮT THẠCH KHÊ HÀ TĨNH - TIẾP TỤC HAY DỪNG KHAI THÁC ?”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về môi trường và tài nguyên; có sự tham dự của các Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Kinh tế Quốc Hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân Hà Tĩnh; Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần sắt Thạch Khê. Kết quả Hội thảo đã được tổng kết thành kiến nghị gửi Thủ tướng và các Bộ Ban ngành có liên quan.
Công tác tư vấn phản biện được chú trọng, quan tâm Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội. Các thành viên chính của Hội (chủ tịch, các phó chủ tịch, các trưởng ban và các nhà khoa học là thành viên) tích cực tham gia các Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn do các cơ quan Nhà nước như: Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhất là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức về những vấn đề môi trường và kinh tế môi trường: Luật Quy hoạch 2017, các quy hoạch quốc gia và quy hoạch ngành, các quy hoạch của các địa phương cấp tỉnh; các dự án sửa đổi Luật, như Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản. Hội và đơn vị thành viên cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề bàn về vấn đề này. Đặt biệt, Hội đã tổ chức thành công lớp Tập huấn 3 ngày “Nâng cao năng lực xây dựng và phản biện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các quy hoạch kinh tế xã hội’ với 100 hội viên trực tiếp tham dự và nhiều hội viên ở các địa phương tham dự với hình thức Online. Hoạt động này đã gây tiếng vang trong những tổ chức tư vấn đang làm công tác quy hoạch và đánh giá môi trường các dự án quy hoạch. Đáng chú ý nhất trong hoạt động tư vấn phản biện của Hội là hoạt động phản biện hoạt động khai thác mỏ Fe Thạch Khê, Hà Tĩnh. Sau yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thị sát Hà Tĩnh ngày 11/6/2022 ‘Việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án phải có phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan; việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hơi”. Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, tổ chức thành viên của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đã chủ động phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa tại mỏ sắt Thạch Khê. Để có được ý kiến rộng rãi, toàn diện, khách quan của các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề địa chất - khoáng sản - kinh tế - môi trường - xã hội; ngày 23/9/2022 Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ DỰ ÁN MỎ SẮT THẠCH KHÊ HÀ TĨNH - TIẾP TỤC HAY DỪNG KHAI THÁC ?”. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về môi trường và tài nguyên; có sự tham dự của các Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Kinh tế Quốc Hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân Hà Tĩnh; Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần sắt Thạch Khê. Kết quả Hội thảo đã được tổng kết thành kiến nghị gửi Thủ tướng và các Bộ Ban ngành có liên quan. |
Nguồn: Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam nhận Bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường