Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 15°C

Việt Nam vượt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon tự nguyện

Theo báo cáo của PwC được công bố bên thềm COP27, Việt Nam và New Zealand là 2 quốc gia tính đến nay đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm phát thải carbon dựa trên NDC (mục tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định).
Lượng khí thải carbon trên toàn cầu đang gia tăng Biến đổi khí hậu khiến nhiều người thiệt mạng gấp đôi so với ung thư
Việt Nam vượt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon tự nguyện
Dù có những kết quả tích cực nhưng Việt Nam vẫn được cho là đang phụ thuộc nhiều vào điện than.

Báo cáo về chỉ số phát thải ròng bằng không của các nền kinh tế năm 2022 do công ty tư vấn PwC phát hành, chỉ ra, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt được tỷ lệ giảm phát thải carbon trung bình khoảng 1,2% trong năm 2021, cao hơn nhiều so với mức trung bình 0,5% của toàn thế giới.

Mức giảm thể hiện sự dẫn đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong nỗ lực hạn chế khí thải nhà kính, thông qua nhiều chính sách tích cực. Tuy nhiên vẫn còn cách khá xa con số cắt giảm 15,2% lượng khí thải carbon mỗi năm để đạt được mục tiêu duy trì nền nhiệt không nóng lên quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, được đưa ra tại Thỏa thuận Paris.

Trong đó, 9/13 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương thể hiện mức phát thải carbon ròng giảm trong năm 2021, tuy nhiên, chỉ có New Zealand và Việt Nam vượt qua mục tiêu được cam kết trong NDC. Cụ thể, Việt Nam giảm cường độ phát thải carbon 3,4%, New Zealand là 6,7%. Những con số này cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam và New Zealand trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tuy nhiên, báo cáo của PwC cũng chỉ ra, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia còn đang ở khá xa so với mục tiêu cam kết, cùng với Bangladesh, Philippines và Pakistan. Nguyên nhân chính được nhấn mạnh là Việt Nam đã và đang quá phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là nhiệt điện than.

Đây là thách thức nhưng cũng là dư địa lớn cho các chính sách và hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực đổi mới sáng tạo hướng đến “net zero”. Theo PwC, những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm hơn, nhiều khả năng đánh dấu một bước ngoặt để “suy nghĩ lại về năng lượng”.

NDC của Việt Nam được xây dựng lần đầu vào năm 2015 và được cập nhật năm 2020. Trong bản cập nhật 2020, NDC của Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 9% lượng khí thải nhà kính cho đến năm 2030, so với năm 2014. Con số này sẽ được nâng lên 27% nếu nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực từ quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, thông qua việc đệ trình, cập nhật sớm các NDC cũng như chủ động trao đổi, hợp tác với các bên liên quan để triển khai giải pháp cụ thể.

Nguồn:Việt Nam vượt mục tiêu cắt giảm khí thải carbon tự nguyện

Phạm Sơn
theleader.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa

Ngày 24/2: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm kèm mưa
(Chinhphu.vn) - Sáng nay (24/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở khu vực Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026

Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026
Ngân hàng cắt giảm nhân sự giữa làn sóng chuyển đổi số; VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận chạm mốc tỷ đô trong năm 2025; Loạt ngân hàng triển khai gói lãi suất ưu đãi 3.99%/năm; VIB dự kiến mua lại trái phiếu trước hạn gần 1.000 tỷ đồng…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội rà soát công trình, dự án bất động sản tồn đọng; Đấu giá lô đất liên quan “Vũ nhôm” với mức khởi điểm hơn 100 tỷ; Khánh Hòa thu hồi hơn 200 ha đất để làm khu đô thị cao cấp tại Vân Phong; Hà Nội đấu giá 15 lô đất ở tại Mê Linh, giá khởi điểm 5,6 triệu đồng/m2…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/2: Kỳ vọng sớm vượt 1.300 điểm trong tuần tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/2: Kỳ vọng sớm vượt 1.300 điểm trong tuần tới
VN Index đã có 4 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa tại 1.296,75 điểm, tiệm cận mốc 1.300 điểm. Dòng tiền hoạt động mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại liên tục bán ròng, cùng với sự phân hóa giữa các nhóm ngành, đặt ra những thách thức cho phiên ngày 24/2. Liệu VN Index có thể vượt 1.300 điểm hay sẽ cần một nhịp điều chỉnh để củng cố đà tăng?

Giá heo hơi hôm nay 24/2: Tiếp tục đà tăng trên cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 24/2: Tiếp tục đà tăng trên cả ba miền
Giá heo hơi hôm nay tiếp tục đà tăng trên cả ba miền, với mức điều chỉnh từ 1.000 - 4.000 đồng/kg trong tuần qua.