Hà Nội: 21°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 23°C

Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp dược liệu

Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, tỉnh Lào Cai tập trung phát triển vùng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất cây dược liệu, là một trong tám vùng trọng điểm về sản xuất cây dược liệu trên cả nước. Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 850 loài cây thuốc trong tổng số 3.948 loài thực vật có công dụng làm thuốc; 78 loài có tiềm năng khai thác; 70 loài cây thuốc quý hiếm thuộc diện bảo tồn; nhiều loài quý hiếm có giá trị y dược rất cao, là thành phần chính để sản xuất các loại biệt dược, như Sâm Hoàng Liên (khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn), Bình Vôi, Tam Thất hoang, Chè dây, Giảo Cổ Lam, Thất diệp nhất chi hoa, Đỗ Trọng…

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh; những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch như: Đề án “Tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”; Quy hoạch phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Dự án Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu; Kế hoạch về phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2020; Đề án Phát triển dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025; Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển công nghiệp dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch phát triển sản xuất dược liệu gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022 - 2025…

Theo số liệu thống kế của cơ quan chuyên ngành, đến hết năm 2023, tổng diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai đạt 4.105 ha, gồm: Cây dược liệu hằng năm 890 ha (atiso, đương quy, cát cánh, chùa dù, tía tô, cỏ ngọt…) và cây dược liệu lâu năm 3.215 ha (sa nhân tím, chè dây, giảo cổ lam, hồi, đại bi, khôi nhung...). Tổng sản lượng thu hoạch 19.000 tấn, trong đó sản lượng cây hằng năm 8.700 tấn, cây lâu năm 10.300 tấn, giá trị đạt hơn 400 tỷ đồng. Giá trị thu nhập bình quân từ sản xuất cây dược liệu đạt 120-150 triệu/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 4-5 lần so với sản xuất lương thực. Hiện có 210 ha cây dược liệu trồng (13 loại cây) đã được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên GACP.

Hiện Lào Cai có 25 sản phẩm dược liệu đã được chứng nhận OCOP. Trong đó 07 sản phẩm được xếp hạng 4 sao (Cao mềm Actiso, Trà phun sương Actiso Sa Pa, Cao phun sương Actiso Sa Pa, Trà dây leo Sa Pa, Đông trùng hạ thảo Sa Pa, Tinh dầu sả Bảo Yên, Tinh dầu quế Bảo Yên) và 18 sản phẩm xếp hạng 3 sao (Trà túi lọc trà dây leo Sa Pa, Trà Giảo cổ lam Sa Pa, Viên nang đông trùng hạ thảo Sa Pa, Tinh bột nghệ đỏ nếp nguyên chất Mạnh Hương, Quế sáo Cầu Mây, Tinh dầu Đại từ bi, Tinh dầu tía tô…).

Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp dược liệu
Tỉnh Lào Cai tập trung xây dựng ổn định vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp dược liệu.

Thời gian tới, Lào Cai triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh như chủ động trong khâu sản xuất và cung ứng giống cây dược liệu; chuyển hướng từ “trồng dược liệu” sang phát triển “công nghiệp dược liệu”; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến sâu nhóm dược liệu tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai; phát triển dược liệu gắn với du lịch tại các khu vực, địa phương có thế mạnh như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai…

Đến năm 2030, địa phương này sẽ bố trí diện tích phù hợp để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh và trồng dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, gắn với phát triển công nghiệp chế biến dược liệu, phát triển các sản phẩm dược liệu có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Ưu tiên phát triển các loài dược liệu có lợi thế và giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với các vùng sinh thái của tỉnh.

Duy trì và phát triển diện tích dược liệu của tỉnh đạt khoảng 5.000 ha tại các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp, trong đó diện tích các loại dược liệu đầu vị để sản xuất hàng năm, sản phẩm phục vụ công nghiệp dược liệu đạt 1.600ha. Hình thành chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO)” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Phát triển tối thiểu đạt 02 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu tại các địa phương trọng điểm phát triển dược liệu của tỉnh. Xây dựng thương hiệu 02 - 03 sản phẩm dược liệu và có thêm 03 - 05 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh. Hình thành tối thiểu đạt 04 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng trên 70% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Thu hút đầu tư tối thiểu được 01 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2045: Cùng với sự nâng cấp, hoàn thiện phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển giao thông kết nối vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển và thu hút đầu tư, nâng cấp, phát triển thêm số nhà máy sản xuất thuốc; tăng diện tích vùng trồng dược liệu đạt 6.000 ha; khai thác, chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn. Ngành công nghiệp dược, sản xuất dược liệu đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Hình thành tối thiểu đạt 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống dược liệu để cung cấp cây giống chất lượng cao, đảm bảo cung ứng 100% nhu cầu cây giống cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Xây dựng thương hiệu tối thiểu đạt 04 sản phẩm dược liệu và có thêm ít nhất 10 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dược liệu, tỉnh Lào Cai tập trung xây dựng ổn định vùng nguyên liệu. Duy trì ổn định diện tích cây dược liệu dưới tán rừng hiện có, riêng đối với diện tích cây Sa nhân tím cần quản lý chặt chẽ, không phát triển mở rộng diện tích. Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng diện tích cây dược liệu hàng năm để hình thành vùng nguyên liệu cây dược liệu theo chuỗi giá trị tại Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát....

Đến năm 2025, ổn định và phát triển vùng trồng cây dược liệu đạt quy mô trên 4.000 ha. Trong đó, đối với cây dược liệu lâu năm, dược liệu dưới tán rừng: Tập trung phát triển ổn định diện tích 2.500 ha với các chủng loại cây dược liệu phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ như chè dây, giảo cổ lam, tam thất, thất diệp nhất chi mai, hà thủ ô, đỗ trọng, hoàng bá, bình vôi….

Đối với cây dược liệu hàng năm phục vụ sản xuất hàng hóa: Tiếp tục duy trì, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng diện tích hiện có, tập trung mở rộng nâng tổng diện tích đạt 1.500 ha với một số chủng loại chính như atiso, cát cánh, xuyên khung, chùa dù, cây thuốc tắm người Dao đỏ, mạch môn, vân mộc hương, bạch truật, đan sâm, đẳng sâm….Vùng sản xuất tập trung chủ yếu tại Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai…

Đến năm 2030, tiếp tục duy trì và phát triển diện tích dược liệu của tỉnh đạt khoảng 5.000 ha tại các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bảo quản, nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn GMP tại vùng sản xuất cây dược liệu tập trung như Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa… tạo ra các sản phẩm chế biến sâu như thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, trà túi lọc, cao đặc, cao lỏng, cao khô, …phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Xây dựng cơ chế hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất, nhằm thu hút các dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến sâu dược liệu trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp dược liệu
Lào Cai đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư nâng cấp dây truyền chế biến các sản phẩm dược liệu.

Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư nâng cấp dây truyền chế biến, tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và phát triển các sản phẩm OCOP. Thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp dược liệu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích nhân dân chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây dược liệu; thành lập các tổ nhóm, HTX sản xuất dược liệu để tập trung đất hình thành các vùng trồng cây dược liệu tập trung theo các phương thức góp đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và tự nguyện giữa người có đất với người có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống dược liệu chất lượng cao, nhà xưởng, kho bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Đẩy mạnh đầu tư, quy hoạch và dành quỹ đất để huy động, thu hút mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để sản xuất thuốc từ dược liệu.

Đầu tư phát triển vùng trồng, khai thác, chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; tăng đầu tư cho chương trình bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc quý, đặc hữu trên cơ sở tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến cho đánh giá chất lượng nguồn gen và chọn tạo giống cây thuốc. Chuyển đổi một số diện tích cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu cho phù hợp. Khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng đối với một số cây dược liệu thích nghi với điều kiện trồng dưới tán rừng để phát triển và bảo vệ rừng.

Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp điển hình trong sản xuất theo chuỗi liên kết. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó: doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và người dân tự tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ hoặc góp đất, công lao động.

Định kỳ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, từ quốc gia có nền công nghiệp dược phát triển, các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, gắn kết du lịch với giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm về dược liệu. Xây dựng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ cây dược liệu trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Xây dựng các điểm thu gom, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây dược liệu.../

Nguồn:Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp dược liệu

Dương Hằng
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường yếu nên chưa thể xác định rõ xu hướng hồi phục.

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đắk Lắk: Triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể

Đắk Lắk: Triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể
Chiều 21/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể (Lớp tập huấn) và triển khai Mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk.

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán
Tổng kinh phí để khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là trên 312,7 tỉ đồng, Yên Bái đề nghị các địa phương rà soát, hoàn thành phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại về người và tài sản. Trong đó, phải đảm bảo mục tiêu 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà ở đều có nhà mới trước Tết Nguyên đán.

COP 29: Những quốc gia nào dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu?

COP 29: Những quốc gia nào dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu?
Đan Mạch, Hà Lan và Vương quốc Anh lọt "top" những quốc gia dẫn đầu về chống biến đổi khí hậu nhờ vào chính sách khí hậu tiến bộ hay việc loại bỏ than và cam kết hạn chế cấp phép mới cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.