Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 23°C
Hải Phòng: 23°C

55 năm thực hiện giải phóng phụ nữ theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho dân tộc, Người căn dặn Đảng, Chính phủ phải quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Sau 55 năm thực hiện Di chúc của Người, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn hạn chế nhất định. Do đó, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa những di huấn về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ đạt được những thành tựu mới.
“Tư tưởng DÂN” trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quốc bảo để xây dựng và phát triển đất nước
55 năm thực hiện giải phóng phụ nữ theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội khóa XV, tháng 6/2023 _ Ảnh: vietnamplus.vn

1. Mở đầu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”(1). Chính vì vậy, Người luôn căn dặn các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị phải quan tâm chăm lo cho phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng phụ nữ để họ tham gia vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Người nói: “Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi”(2) và coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung. Dù đã đi xa, nhưng những tình cảm và tư tưởng của Người về giải phóng phụ nữ trong bản Di chúc vẫn là ngọn đuốc dẫn đường cho sự nghiệp đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta, về với thế giới người hiền. Trước lúc đi xa, Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc lịch sử, với những giá trị vô giá cho muôn đời sau.

Trong Di chúc, Người đặc biệt quan tâm đến con người, trong đó có phụ nữ. Ở bản thảo đầu tiên viết năm 1965, Người khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân”(3), “chiếm một nửa tổng số nhân dân”(4). Người nhận thấy: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột…”(5), trong đó, “phụ nữ ta bị áp bức, bóc lột càng nặng nề hơn”(6). Mặc dù bị áp bức, bóc lột nặng nề, song nhân dân ta nói chung, phụ nữ nói riêng “rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”(7). Từ đó, Người yêu cầu “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân(8).

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, trí tuệ và tài năng của phụ nữ. Người khẳng định: “phụ nữ ta là một lực lượng rất lớn, đã anh dũng trong kháng chiến cũng như trong cách mạng, không có phụ nữ, riêng nam giới không thể làm nổi công cuộc cách mạng...”(9). Trong Di chúc, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất”(10).

Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, những thắng lợi của cách mạng từ khi Đảng ra đời đến nay luôn có sự góp sức của phụ nữ. Chính vì vậy, trong “Mấy lời để lại” của mình, Người căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”(11). Tuy nhiên, nếu Đảng và Chính phủ chăm lo, bồi dưỡng, giúp đỡ nhưng bản thân phụ nữ không nỗ lực phấn đấu vươn lên thì sẽ không có tiến bộ. Vì vậy, Người căn dặn: “Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”(12).

Những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả, tình cảm cao đẹp của Người; thể hiện tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ khi cho rằng giải phóng phụ nữ vừa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân đồng thời là cuộc cách mạng của bản thân phụ nữ. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm của Chính phủ là điều kiện cần; sự nỗ lực vươn lên của phụ nữ là điều kiện đủ để giải phóng phụ nữ. Nếu thiếu một trong hai điều kiện này, sự nghiệp giải phóng phụ nữ sẽ khó có thể thực hiện, nếu có thì cũng không đầy đủ và trọn vẹn. Những tư tưởng này của Người là kim chỉ nam của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

3. Những kết quả đạt được về giải phóng phụ nữ qua 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thực hiện Di chúc của Người, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, được quốc tế ghi nhận. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có quá trình chuyển biến nhanh về bình đẳng giới (BĐG) và sự tiến bộ của phụ nữ. Theo Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), “Việt Nam duy trì sự uy tín khi là một quốc gia có tỷ lệ phụ nữ thụ hưởng sự bình đẳng theo luật pháp, phụ nữ tham gia lực lượng lao động và có khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế tương đối cao, đồng thời sức khỏe ngày càng cải thiện và trình độ học vấn ngày càng cao hơn”(13).

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, chăm lo phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Trong các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội IV (năm 1976) đến Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta luôn nhất quán chủ trương: “Đấu tranh nhằm xóa bỏ những quan điểm lạc hậu về vai trò và khả năng của phụ nữ, nhất là xóa bỏ những tàn dư tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ”(14), “kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ em”(15). “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và xã hội”(16), tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tài năng nhằm “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”(17). “Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp”(18) nhằm “tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước”(19). Nghiên cứu, bổ sung, “hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới” (20).

Cụ thể hóa những chủ trương đã đề ra tại các kỳ Đại hội là các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác phụ nữ như: Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 07-6-1984 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12-7-1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư Trung ương về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-01-2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới… Những chỉ thị, nghị quyết trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của Đảng đối với công tác phụ nữ.

Để chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống, quá trình thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, BĐG được Chính phủ triển khai ngày càng đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả. “Chính phủ Việt Nam đã sớm ký các cam kết quốc tế về bình đẳng giới, và các cam kết này đã dẫn đến việc xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới được công nhận rộng rãi về tính toàn diện”(21), như: Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979; phê chuẩn 7 trong số 9 công ước nhân quyền cốt lõi, với các điều khoản toàn diện về chống phân biệt đối xử; phê chuẩn 7 trong số 8 Công ước cơ bản của ILO(22). Bên cạnh đó, Chính phủ tiến hành xây dựng, sửa đổi các luật như: Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi các năm 1986, 2000, 2014), Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007… Các luật này đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực thi hành.

Để lồng ghép yếu tố giới trong quá trình xây dựng luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được thông qua năm 2015, trong đó bắt buộc “các cơ quan soạn thảo phải tuân thủ các yêu cầu về lồng ghép giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật”(23). Trong quá trình xây dựng pháp luật từ năm 2015 đến nay, có khoảng 50% luật ở Việt Nam được lồng ghép nội dung về BĐG, như: Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu năm 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, Luật Đất đai năm 2013, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014… Cùng với đó, các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành cũng lồng ghép nội dung về giới. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, “trong số 111 văn bản quy phạm pháp luật được thông qua kể từ năm 2015, đã có 40 văn bản đáp ứng được yêu cầu về BĐG. Đây không phải là một con số nhỏ trong khoảng thời gian 5 năm xây dựng pháp luật…”(24).

Cùng với xây dựng các luật về BĐG, lồng ghép yếu tố giới trong xây dựng luật và văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ xây dựng và ban ban hành Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đề ra những mục tiêu cụ thể ở từng khía cạnh. Đây là cơ sở để Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu cụ thể về BĐG đã đề ra và đánh giá những tiến bộ, hạn chế về BĐG ở Việt Nam. Tính đến hết năm 2023, Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021 - 2030 đã “có 55% chỉ tiêu về bình đẳng giới đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025”(25).

Những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời gian qua là cơ sở chính trị, pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền lợi, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tài năng, trí tuệ của mình. Trên cơ sở đó, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam không ngừng nỗ lực vươn lên, “tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”(26), tạo nên sự tiến bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

Sự tiến bộ về chính trị, tỷ lệ phụ nữ tham chính có những tiến bộ vượt bậc trong 55 năm qua:

Trong Đảng, tỷ lệ nữ đảng viên và tỷ lệ nữ ủy viên ban chấp hành các cấp không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 6-2023, đảng viên nữ chiếm 33%, tỷ lệ nữ trong ban chấp hành nhiệm kỳ 2020 - 2025 lần lượt là: Trung ương 10%, (chỉ tính Ủy viên chính thức), tỉnh 16%, huyện 20,1%, xã 25,6% (27). Bên cạnh đó, có 9 bí thư, 15 phó bí thư tỉnh ủy và tương đương là nữ.

Trong Quốc hội, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 30,26%, cao nhất trong các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội từ khi thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay, đồng thời cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu (26,7%), châu Á 21,6% và Đông Nam Á 23,2%. Với tỷ lệ này, tính đến tháng 8-2024, Việt Nam xếp vị trí thứ 65 trên thế giới, thứ năm ở châu Á và thứ hai Đông Nam Á về tỷ lệ nữ tham gia cơ quan lập pháp(28). Nhiệm kỳ 2016 - 2021, lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ về trao quyền cho phụ nữ.

Trong Chính phủ, tỷ lệ nữ là lãnh đạo trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không ngừng tăng lên. Tính đến tháng 12-2022, có 15/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ, trong đó có 4 bộ trưởng, 14 thứ trưởng và tương đương. Tỷ lệ lãnh đạo chủ chốt là nữ ở ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã lần lượt là: 37,7%, 31,77%, 24,94%, trong đó có 2 chủ tịch, 22 phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh (29).

Sự tiến bộ về kinh tế, theo UN Women, năm 2019, tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động ở Việt Nam chiếm 70,9% phụ nữ trong độ tuổi lao động, cao hơn tỷ lệ toàn cầu (47,2%), châu Á và Thái Bình Dương (43,9%)(30). Phụ nữ tham gia tích cực trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như giáo dục và đào tạo (74,7%), y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (63,7%), các tổ chức và cơ quan quốc tế (62,9%), hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (56%)(31). Tỷ lệ nữ quản lý trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài năm 2019 là 34,1%(32), trong đó có nhiều phụ nữ đang là “lãnh đạo một số tập đoàn lớn nhất Việt Nam như Vinamilk, BRG, Vietjet, VinFast, cũng như các công ty đa quốc gia như IBM Việt Nam”(33).

Sự tiến bộ về văn hóa - xã hội, phụ nữ Việt Nam được tiếp cận y tế, văn hóa và giáo dục bình đẳng như nam giới.

Về lĩnh vực y tế, “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về nâng cao sức khỏe bà mẹ. Giai đoạn 1990 - 2015, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm 4,4% hằng năm, một trong những tỷ lệ thay đổi hằng năm cao nhất toàn cầu”(34).

Trong lĩnh vực giáo dục, tỷ lệ biết chữ có sự chênh lệch nhỏ, với nam là 97% và nữ là 94,6%. Ở cấp trung học (từ 6 đến 18 tuổi), tỷ lệ nhập học của nữ luôn cao hơn nam. Cụ thể, năm 2018, tỷ lệ nhập học của nữ và nam lần lượt là 88,9% và 85,5%. Ở cấp cao đẳng, đại học, năm 2018, tỷ lệ hoàn thành bậc đại học của nữ là 10,8% và của nam là 10,7%. Tỷ lệ phụ nữ có bằng tiến sĩ đạt 28% tổng số người có bằng tiến sĩ vào năm 2019(35).

4. Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện về giải phóng phụ nữ theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giải phóng phụ nữ hướng tới BĐG “là một cuộc cách mạng khá to và khó”(36), không thể làm trong một sớm, một chiều mà cần phải kiên trì, bền bỉ. Giải phóng phụ nữ theo Di chúc của Người, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề phải thực hiện.

Một là, quan điểm, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã luôn nhất quán quan điểm, chủ trương về giải phóng phụ nữ trong đường lối lãnh đạo. Tuy nhiên, có những kỳ Đại hội, vấn đề giải phóng phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức (Đại hội VI, VII), mục tiêu giải phóng phụ nữ nói chung, chỉ tiêu về phụ nữ tham chính nói riêng chưa được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này thường được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị hay Chiến lược quốc gia về BĐG nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Công tác lồng ghép giới vào các luật và văn bản quy phạm pháp luật đã đạt nhiều thành tựu nhưng chưa toàn diện, còn 50% luật và 64% văn bản quy phạm pháp luật chưa đề cập đến yếu tố giới.

Hai là, chưa thực sự quyết liệt trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chiến lược về BĐG vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nguyên nhân là do chưa có cơ chế giải trình và cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thúc đẩy BĐG theo những chỉ tiêu mà Đảng, Chính phủ đã đề ra. Do đó, nhiều chỉ tiêu đề ra không đạt, đặc biệt là chỉ tiêu về tỷ lệ nữ là lãnh đạo, quản lý các cấp trong cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Ba là, tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa phân cấp, phân quyền rõ ràng. BĐG thường đi cùng với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ, do đó trách nhiệm thuộc về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Các cơ quan, tổ chức này được bố trí từ cấp trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, chức năng quản lý nhà nước về BĐG thuộc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với một vụ là Vụ Bình đẳng giới. Nhưng, tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì BĐG lại được nhập chung với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thành phòng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và BĐG. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ Việt Nam, còn Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ là cơ quan phối hợp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước. Mặc dù là hai cơ quan liên quan rất nhiều đến phụ nữ nhưng lại không có chức năng xây dựng chính sách, pháp luật… nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế, thiếu thực chất, chủ yếu là hoạt động mang tính phong trào, vận động. Cơ chế phối hợp giữa ba cơ quan này chưa tốt, đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ hạn chế cả về số lượng lẫn chuyên môn, chủ yếu là kiêm nhiệm, lại thường xuyên luân chuyển nên thiếu ổn định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai công tác BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Bốn là, việc bố trí kinh phí cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ hướng tới BĐG ở các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu với khối lượng công việc lớn; hiệu quả truyền thông còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của người dân về BĐG chuyển biến chậm. Cụ thể, “Các cam kết ngân sách cho công tác thực hiện Chiến lược quốc gia chưa được thực hiện đầy đủ. Đối với Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020, đã huy động được 103 trong tổng số 180 tỷ đồng”(37), chỉ đạt 57% mục tiêu kinh phí đặt ra. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2016 - 2020 chỉ thực hiện được 14/22 chỉ tiêu đề ra.

Năm là, những định kiến giới vẫn còn tồn tại dai dẳng “vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội”(38), nên rất khó để xóa bỏ trong một sớm một chiều. Những định kiến này tồn tại trong tư duy của nam giới và cả phụ nữ, bản thân phụ nữ vẫn chưa xóa bỏ được tâm lý tự ti, ỷ lại, thụ động, chưa thực sự nỗ lực vươn lên. Trong gia đình, quan niệm đàn ông là “trụ cột” gia đình và “thiên chức” của người phụ nữ là sinh đẻ và chăm sóc con, làm việc nhà vẫn khá phổ biến. Phụ nữ sẵn sàng nghỉ phép, ưu tiên công việc ở nhà, thực hiện “thiên chức” của mình, điều đó khiến tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao hơn nam, nhưng tỷ lệ nữ là lãnh đạo trong các doanh nghiệp còn khiêm tốn. Theo UN Women, “Hơn 95% cả nam và nữ tin rằng nam giới là “trụ cột” kinh tế của gia đình… gần 60% phụ nữ đồng ý rằng họ nên giữ vai trò chăm sóc gia đình”(39). Ngoài xã hội, phụ nữ thường ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, họ “ít đi bầu cử hơn nam giới tại các cuộc bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân, với tỷ lệ lần lượt là 63% với nữ và 76% với nam… Cả nam và nữ cử tri đều muốn bầu cho nam giới làm đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hơn, và các ứng cử viên nữ vấp phải nhiều định kiến hơn ở các vị trí hành pháp”(40). Điều này khiến nhiều vị trí lãnh đạo, đặc biệt trong các cơ quan hành pháp thiếu vắng lãnh đạo nữ. Số lượng nữ giữ chức bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp… chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa khi nào vượt quá 20%.

5. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

Để tiếp tục đẩy mạnh việc giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị cũng như mỗi người dân. Phải coi giải phóng phụ nữ, BĐG là một bộ phận không thể tách rời mục tiêu “xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”(41).

Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, cần:

Hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về BĐG. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện việc lồng ghép giới trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật, văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan đến BĐG một cách hiệu quả, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng để tránh chồng chéo, thiếu khả thi. Xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát, cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược về BĐG, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động về BĐG. Trong quá trình lập ngân sách cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội phải phân bổ một phần ngân sách cho việc thực hiện các hoạt động phát triển năng lực của phụ nữ. Bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, trả lương cho những người làm công tác chuyên môn về BĐG. Đồng thời, thực hiện lồng ghép giới vào các khóa đào tạo, tập huấn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các chương trình đào tạo công chức. Bảo đảm cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng đáp ứng yêu cầu về giới trong quá trình xây dựng, ra quyết định và chính sách.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm xóa bỏ những định kiến về giới, thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Cần đổi mới và truyền thông sáng tạo, như tuyên truyền các hình mẫu vừa làm tốt vai trò lãnh đạo tại nơi làm việc, vừa làm tốt công việc ở gia đình, dù đó là nam hay nữ. Điều này góp phần thay đổi định kiến về giới. Sự thay đổi này cần được tạo điều kiện thuận lợi bằng việc xây dựng và thực hiện các chính sách, dịch vụ xã hội để hỗ trợ cả phụ nữ và nam giới hoàn thành trách nhiệm chăm sóc gia đình. Bản thân phụ nữ phải không ngừng nỗ lực vươn lên, “phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên”(42) của mình nhằm xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Để làm được như vậy cần có sự đồng tình, tham gia, ủng hộ và tạo điều kiện của nam giới với tư cách là cha, là chồng, là đồng nghiệp và lãnh đạo.

6. Kết luận

55 năm thực hiện giải phóng phụ nữ theo Di chúc của Người, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách chăm lo phụ nữ, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phụ nữ Việt Nam đã nỗ lực, không ngừng vươn lên theo lời căn dặn của Người. Chính vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ, hướng tới BĐG ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, để sự nghiệp giải phóng phụ nữ đạt được những thành công mới, chúng ta phải luôn ghi nhớ và làm theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục biến những di huấn đó thành chủ trương, chính sách, hành động cụ thể, phát huy thành tựu, vượt qua thách thức, để BĐG ở Việt Nam đạt thêm nhiều bước tiến mới.

_________________

Ngày nhận bài: 2-9-2024; Ngày bình duyệt: 9-10-2024; Ngày duyệt đăng: 14-10-2024.

([1]), (36), (38) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.340, 342, 342.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Sđd, tr.201.

(5), (7), (8), (10), (11), (12) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, Sđd, tr.612, 622, 622, 617, 617, 617.

(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Sđd, tr.506.

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, Sđd, tr.705.

(6), (26) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.14, Sđd, tr.310, 310.

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.13, Sđd, tr.75.

(13), (21), (22), (23), (27), (30), (33), (34), (37), (39), (40) UN Women: Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam 2021 (CGEP), UN Women, Hà Nội, 2021, tr.19, 6, 44, 46, 157, 106, 131, 77, 21, 195, 22.

(14) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 958.

(15), (17), (20), (42) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2021, tr.72, 72, 72, 72.

(16), (19) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.50, 243.

(18), (41) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.65, Sđd, Hà Nội, 2018, tr.216, 906.

(24) Chính phủ: Báo cáo rà soát tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội, 2020.

(25) Lê Sơn: Chỉ số xếp hạng về BĐG của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, https://baochinhphu.vn, ngày 22-05-2024.

(28) IPU: Bảng xếp hạng hàng tháng của phụ nữ trong Quốc hội các nước, https://data.ipu.org/women-ranking/, tháng 8-2024.

(29) PV: Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia chính trị thuộc nhóm đứng đầu thế giới, https://www.xaydungdang.org.vn, ngày 15-4-2023.

(31) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Phụ lục số liệu trong Văn kiện Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, https://hoilhpn.org.vn, ngày 24/10/2022.

(32) Tổng Cục Thống kê: Điều tra Lao động việc làm 2019, Hà Nội, 2020.

(35) Tổng Cục Thống kê: Điều tra Dân số và nhà ở 2018, Hà Nội, 2019.

Nguồn: 55 năm thực hiện giải phóng phụ nữ theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TS ĐỖ MINH TỨ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
lyluanchinhtri.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/11: USD tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/11: USD tăng giá
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/11 chứng kiến biến động dương của tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng.

Giá tiêu hôm nay 23/11: Quay đầu giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 23/11: Quay đầu giảm mạnh
Giá tiêu hôm nay 23/11 trong khoảng 138,000 - 139,000 đồng/kg. Thị trường hồ tiêu thế giới không có biến động. Trong nước, giá tiêu quay đầu giảm mạnh từ 500 đến 2,000 đồng/kg .

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Tiếp đà tăng trên thị trường thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Tiếp đà tăng trên thị trường thế giới
Giá xăng dầu hôm nay 23/11 tiếp tục duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh ngày 21/11. Trong khi đó, giá dầu thế giới tăng mạnh do lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang tại Ukraine, đẩy giá dầu thô WTI và Brent lên mức cao hơn.

Giá vàng hôm nay 23/11: Tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 23/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng hôm nay 23/11 giá vàng SJC tăng mạnh, niêm yết ở mức 85 – 87 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) vàng thế giới giao dịch trên sàn Kitco ở mức 2.708,3 USD/oz.

Điểm tin ngân hàng ngày 23/11: Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM

Điểm tin ngân hàng ngày 23/11: Hơn 2,3 triệu tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM
Chủ tịch NCB dự chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu ngân hàng; Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Phá đường dây “tín dụng đen” với lãi suất 600%… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.