Hà Nội: 28°C
Thừa Thiên Huế: 30°C
Hải Phòng: 28°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C

Anh siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Trước lo ngại dịch lở mồm long móng có thể xâm nhập và bùng phát, Chính phủ Anh đã áp dụng lệnh cấm mang theo thịt, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật từ Liên minh châu Âu (EU) vào nước này.

Theo đó, từ ngày 12/4, du khách nhập cảnh vào Anh sẽ không được phép mang theo thịt gia súc, cừu, dê, lợn, sản phẩm từ sữa từ các nước EU với mục đích cá nhân. Chính phủ Anh cho biết biện pháp này nhằm bảo vệ sức khỏe vật nuôi trong nước, an ninh của người nông dân và an ninh lương thực quốc gia.

Khách khi nhập cảnh mang theo các sản phẩm bị cấm sẽ phải giao nộp tại biên giới, bị tịch thu và tiêu hủy. Theo quy định mới, du khách từ EU sẽ không được phép mang vào Anh thịt từ các loài gia súc, cừu, dê, lợn và các sản phẩm sữa dùng cho mục đích cá nhân.

Những mặt hàng không được khai báo nếu bị phát hiện tại cửa khẩu sẽ bị tịch thu và tiêu hủy. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị phạt tới 5.000 Bảng Anh (tương đương khoảng 170 triệu đồng). Trước đó, Anh đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt và động vật sống từ một số nước như Đức, Hungary, Slovakia và Áo, sau khi các đợt bùng phát dịch lở mồm long móng được xác nhận tại những nước này.

Anh siết chặt quản lý an toàn thực phẩm
(Ảnh minh hoạ).

Các hạn chế mới lần này không áp dụng đối với hàng hóa đến từ Bắc Ireland, Jersey, Guernsey hay Đảo Man. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Anh David Zeichner nhấn mạnh rằng chính phủ nước này sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ nông dân trước mối đe dọa từ dịch bệnh.

Ông cho biết, việc cấm nhập khẩu thịt và sữa phục vụ mục đích cá nhân là bước đi nhằm tăng cường an ninh sinh học và bảo vệ nguồn cung lương thực quốc gia. Chủ tịch Liên minh Nông dân Vương quốc Anh Tom Bradshaw cảnh báo rằng trong khi nguồn lây bệnh tại một số khu vực ở châu Âu vẫn chưa được xác định, việc siết chặt kiểm soát biên giới là điều cần thiết. Ông đề xuất một kế hoạch an ninh sinh học mang tính liên chính phủ, được hỗ trợ bằng nguồn lực phù hợp để có thể triển khai lâu dài trên cơ sở lập pháp.

Dịch lở mồm long móng được đánh giá là mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp và có thể gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Mặc dù dịch này không gây nguy hiểm cho con người và hiện tại chưa ghi nhận ca nhiễm nào ở Anh, nhưng đây là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.

Nguồn: Anh siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Hương Nhài
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La triển khai kế hoạch tổng rà soát, xử lý ô nhiễm môi trường

Sơn La triển khai kế hoạch tổng rà soát, xử lý ô nhiễm môi trường
UBND tỉnh Sơn La yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá, kịp thời xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường, hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai, thuế và các lĩnh vực liên quan của các cơ sở, khu vực, địa điểm ô nhiễm môi trường tại địa phương, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp về môi trường.

Đắk Lắk: Nâng bước học trò nghèo đến trường

Đắk Lắk: Nâng bước học trò nghèo đến trường
Với những điểm trường khó khăn, sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về vật chất, tinh thần đã tiếp thêm động lực để thầy và trò cùng nỗ lực, cố gắng trong giảng dạy, học tập.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/4: Đồng USD bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/4: Đồng USD bật tăng
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,20%, đạt mức 99,21. Trong nước, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.956 đồng.

Giá vàng hôm nay 30/4: Vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 30/4: Vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh
Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới quay đầu giảm. Trong nước, giá vàng miếng tăng 1,8 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tăng mạnh nhất 1,6 triệu đồng/lượng.

Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025: Tín hiệu phục hồi nhưng chưa hết thách thức

Xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2025: Tín hiệu phục hồi nhưng chưa hết thách thức
Ngành tôm Việt Nam bước vào năm 2025 với nhiều kỳ vọng sau những biến động năm 2024. Tín hiệu phục hồi trong quý I mang lại hy vọng mới, nhưng ngành vẫn đối mặt với thách thức về thuế, cạnh tranh và yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế khắt khe. Để duy trì tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp tôm cần đổi mới cách tiếp cận thị trường và tăng cường khả năng thích ứng.