Bài toán xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam
Từng bước nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam Tháng hành động vì môi trường sẽ có nhiều hoạt động gắn với tuyên truyền chống rác thải nhựa |
Vấn nạn rác thải nhựa ở Việt Nam
Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 17 trong 109 nước có mức rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Có thể nói, đây là một vị trí tương đối cao.
Cụ thể hơn, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết mỗi năm Việt Nam thải ra 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa, và chỉ 27% trong số đó được tái chế lại.
Trong khi đó, lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam tăng mạnh từ 3,8 kg/người/năm lên 41,3 kg/người/năm trong giai đoạn 1990 – 2018 (Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam). Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải nhựa, mà nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng.
Không những nhiều, rác thải nhựa ở Việt Nam đa phần đều bị thải trực tiếp cùng nhiều loại chất thải khác mà không được phân loại. Điều này càng gây khó khăn cho công tác phân loại, xử lý tái chế và giảm rác thải nhựa.
Rác thải nhựa ở Việt Nam rất đáng báo động |
Các số liệu trên không phải là những con số khô cứng mà là những con số “biết nói”. Chúng cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam đang trở thành vấn đề đáng báo động, cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. Nếu không thời gian tới Việt Nam sẽ chìm trong biển rác và môi trường sẽ ngày càng ô nhiễm.
Thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với 0,28 – 0,73 triệu tấn mỗi năm (chiếm khoảng 6%). Đây là một
Ông Nguyễn Lê Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam) đã phát biểu rằng: Trong số lượng rác thải nhựa trên biển có 80% được bắt nguồn từ các hoạt động trên đất liền, 112 cửa biển của nước ta hiện chính là nơi diễn ra quá trình vận chuyển rác thải nhựa ra đại dương.
Có thể nói tình hình rác thải nhựa trên biển càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chúng đòi hỏi chúng ta cần bắt tay vào cải tạo môi trường biển ngay để trả lại môi trường sống trong sạch cho các loài sinh vật biển.
90% rác thải nhựa sẽ bị đem đi chôn lấp
Theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, thì chỉ có 10% lượng rác thải nhựa ở Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại 90% lượng rác thải nhựa sẽ bị chôn lấp, đốt, hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Trong đó, các phương pháp chủ yếu đang được dùng để xử lý rác thải nhựa ở nước ta phải kể đến:
Chôn lấp: Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có 25,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt thì 75% được đem đi chôn lấp. Nhưng chôn lấp làm ảnh hưởng đến diện tích đất, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm…
Đốt rác thải nhựa: Đốt rác thải nhựa giúp giải quyết vấn đề về quỹ đất hạn hẹp, nhưng lại làm sản sinh ra chất dioxin (chất da cam) gây biến đổi gen, mang đến nhiều nguy hiểm cho con người và sinh vật.
Tái chế rác thải nhựa: Việc tái chế tại nước ta chưa được thực hiện ở quy mô lớn mà vẫn còn nhỏ lẻ. Công nghệ tái chế hiệu quả thấp, chi phí cao… nên chưa mang lại khả năng xử lý cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải nhựa được phân loại từ nguồn là rất thấp cũng gây thêm nhiều khó khăn cho việc phân loại và tái chế.
Hiện nay, Việt Nam đang chú ý đến việc áp dụng các mô hình xử lý rác thải hiệu quả và an toàn hơn như: Đốt rác phát điện, điện khí hóa, xử lý chất thải rắn thành phân vi sinh… Tuy nhiên, cần có sự quan tâm sát sao, đầu tư đúng mức và cả sự chung tay của toàn xã hội để có được hiệu quả tốt nhất.
Một số biện pháp hạn chế rác thải nhựa
Việc hạn chế rác thải nhựa cần có sự đồng lòng, chung tay góp sức của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, tầng lớp xã hội, bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất mới đến các chính sách vĩ mô. Bên cạnh đó, việc truyền thông để cộng đồng có ý thức, trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon: là những vật dụng khó thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Thay vì sử dụng đồ nhựa, túi nilon 1 lần, chúng ta hãy sử dụng loại dùng được nhiều lần. Hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết.
Việc sử dụng các đồ vật dụng cụ gia đình bằng nhựa là rất phổ biến tại các hộ gia đình Việt. Đồ nhựa thường có giá thành rẻ, nhiều mẫu mã nên rất được lòng người. Hãy từ bỏ thói quen sử dụng đồ vật bằng nhựa trong nhà bếp và thay thế bằng những vật liệu thân thiện với môi trường khác. Trên thực tế, việc hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần có thể dễ dàng được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng như:
Người tiêu dùng thông minh ngày nay luôn ưu tiên các lựa chọn có lợi cho sức khỏe của bản thân bằng cách mua thực phẩm, đồ đựng trong hộp bã mía thay vì hộp, bao bì bằng nhựa.
Tái chế đồ dùng từ những vật dụng từ nhựa |
Có thể lựa chọn mua các cửa hàng, quán nước có sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường như ly bã mía hoặc các vật dụng thay thế đồ dùng một lần có thể tái sử dụng như thủy tinh, inox,…
Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra ngoài môi trường đặc biệt là rác thải nhựa vì chúng có vòng đời phân hủy có thể lên đến hàng ngàn năm. Và chủ động phân loại rác thải.
Hãy mua nhiều loại thực phẩm được đựng trong bình/lọ thủy tinh thay vì bằng nhựa, kể cả nước sốt spaghetti, bơ đậu phộng, sốt salsa và táo,… Thay vì dùng túi nhựa để đựng mang về nhà rồi bỏ chúng đi, hãy sử dụng các lọ để đựng thực phẩm hoặc mang theo chúng khi bạn mua thực phẩm được bán với số lượng lớn. Nếu bạn có đồ đựng bằng nhựa khi mua một số sản phẩm khác, nếu còn lành lặn thì đừng vứt chúng đi, hãy rửa sạch và sử dụng chúng để lưu trữ thực phẩm.
Phân loại rác thải nhựa ngay đầu nguồn, không bỏ chung nhựa vào các rác thải sinh hoạt khác: Mỗi khi vứt rác, hãy phân loại để thu gom xử lý được dễ dàng hơn vì mỗi loại rác có cách xử lý khác nhau. Ví dụ như đồ nhựa có thể đem đi tái chế hoặc xử lý công nghiệp; rau cỏ, vỏ hoa quả có thể đem đi chôn lấp,…
Các doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị cần chủ động, tiên phong trong việc hạn chế dùng đồ nhựa 1 lần. Thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn như ống hút thủy tinh, ống hút cỏ, cốc, hộp làm từ bã mía, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn hoặc sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá chuối, dây chuối,…
Vừa thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, vừa góp phần tuyên truyền, thúc đẩy mỗi cá nhân cùng chung tay cho một Trái Đất xanh.
Hiện các nước trên thế giới đang sử dụng 2 loại công nghệ xử lý rác thải hiệu quả là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân. Hy vọng trong tương lai không xa Việt Nam có thể áp dụng rộng rãi các phương pháp xử lý, tái chế hiệu quả này.
Nguồn:Bài toán xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam