Bất ngờ khối nợ ngoại bảng tiềm ẩn tại Techcombank cán mốc hơn 100.000 tỷ đồng
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh vượt mặt ‘vua thép’ Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 4 ở Việt Nam Ngân hàng Techcombank đã vay 2.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu |
Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng Techcombank giảm
Trong nửa đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) giảm đến 56% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, xuống còn gần 636 tỷ đồng. Do đó, ngân hàng báo lãi trước thuế tăng 22% so với cùng kỳ 2021, lên hơn 14.106 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 24% lên hơn 11.494 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 2/2022, tổng tài sản tại ngân hàng Techcombank tăng 10% so với đầu năm, lên mức 623.745 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại các TCTD tăng 45% đạt 57.270 tỷ đồng), cấp tín dụng cho TCTD khác giảm 52% còn 14.961 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng 13% (391.823 tỷ đồng…
Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm, đạt 321.633 tỷ đồng; tiền gửi các TCTD khác tăng 26% đạt 57.307 tỷ đồng và tiền vay các TCTD khác tăng 25% đạt 83.893 tỷ đồng…
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tại ngày 30/06/2022 chỉ tăng nhẹ 3% so với đầu năm, ghi nhận 2.359 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn giảm tới 25% xuống còn 509 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ nghi ngờ lại tăng nhẹ 4% so với đầu năm, lên hơn 890 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng tới 27% lên hơn 959 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ 0,66% xuống còn 0,6%.
Dư nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 500 tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1.600 tỷ đồng ở thời điểm 31/3/2021. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tăng lên 15,7%.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank giảm so với thời điểm đầu năm điều này cho thấy sự kiểm soát và tăng cường xử lý nợ xấu tại nhà băng này.
Mối nguy tiềm tàng từ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng chỉ phản ánh phần nợ xấu hiện rõ và được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Nếu tính cả những phần nợ ‘tiềm ẩn’ chưa được ghi nhận, thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ thay đổi thế nào, nếu được ghi nhận vào nội bảng thì những phần nợ này sẽ ảnh hưởng ra sao đến kết quả kinh doanh của các nhà băng.
Khái niệm nợ tiềm ẩn là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được. Hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
Trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích của doanh nghiệp và ngân hàng phải trả thay thì ngân hàng phải trích lập dự phòng cho nghĩa vụ trả thay nói trên. Đồng thời, khoản dự phòng này phải được đưa vào nội bảng do chúng làm sụt giảm thu nhập ngân hàng.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các chỉ tiêu ngoại bảng trong báo cáo tài chính của ngân hàng là các cam kết giao dịch hối đoái và nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Các cam kết giao dịch hối đoái chủ yếu là các hợp đồng phái sinh nên rủi ro thấp. Còn nghĩa vụ nợ tiềm ẩn bao gồm cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C (bảo lãnh qua thư tín dụng) và cam kết trong bảo lãnh khác. Cam kết bảo lãnh vay vốn thì nhiều rủi ro hơn các nghiệp vụ L/C, nhưng lại thường chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó, cam kết trong nghiệp vụ L/C lại có rủi ro thấp nhất và cam kết trong bảo lãnh khác nhiều rủi ro hơn L/C.
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán mà chỉ được ghi nhận ngoại bảng, chưa được coi là nợ xấu. Tuy nhiên, rủi ro từ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của nhóm ngân hàng thương mại luôn hiện hữu, nó như ‘quả bom’ nổ chậm.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2022 tại ngân hàng Techcombank |
Tại ngân hàng Techcombank, tổng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tính đến cuối quý 2/2022 lên tới hơn 107.326 tỷ đồng, tăng thêm 30.147 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng qua, tương đương tăng 39% so với đầu năm. Trong đó, bảo lãnh vay vốn hơn 56 tỷ đồng, cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng tăng tới 45% lên hơn 68.103 tỷ đồng và bảo lãnh khác cũng tăng 30% lên hơn 39.166 tỷ đồng.
Đáng chú ý, có vẻ như khả năng gặp rủi ro của ngân hàng Techcombank khá cao khi nợ tiềm ẩn/cho vay khách hàng chiếm đến 27%.
Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu được phản ánh trực tiếp trong bảng cân đối kế toán, thì rõ ràng chưa phản ánh đầy đủ bức tranh nợ xấu cũng như đánh giá được những rủi ro từ các nghĩa vụ nợ của ngân hàng.
Nguồn:Bất ngờ khối nợ ngoại bảng tiềm ẩn tại Techcombank cán mốc hơn 100.000 tỷ đồng