Biến đổi khí hậu đang thay đổi Trái Đất từng ngày
Nhân rộng mô hình cơ sở y tế thích ứng biến đổi khí hậu ADB công bố Quỹ tài trợ hàng tỷ đô la chống biến đổi khí hậu |
Trong suốt những năm đầu thế kỉ 21, thế giới đã ghi nhận rất nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Băng tan hai cực, thiên tai lũ lụt, mất cân bằng đa dạng sinh học.
Rác thải tràn ngập trên đường phố, không kịp xử lý, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng . Ảnh: Diễm Hương |
Theo báo cáo được đăng tải trên tờ National Geographic, hành tinh của chúng ta đang ngày càng nóng lên, từ Bắc Cực đến Nam Cực. Kể từ năm 1906, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đã tăng hơn 1,6oF (tương đương với 0,9oC). Phần lớn lượng băng tan này làm mực nước biển dâng cao. Mực nước biển toàn cầu đang tăng 0,13 inch (3,2 mm) mỗi năm. Sự gia tăng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn trong những năm gần đây và được dự đoán sẽ tăng tốc trong những thập kỷ tới. Nhiệt độ tăng cao đang ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật hoang dã. Băng tan đã khiến cho những loài như chim cánh cụt Adélie ở Nam Cực, nơi có một số quần thể trên bán đảo phía Tây đã bị suy giảm tới 90%.
Bên cạnh băng tan, hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hạn, nắng nóng đỉnh điểm, lũ lụt cũng đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân toàn cầu. Những ngày nắng gắt lên tới hơn 50 độ C chính là hệ quả do sự phát thải khí nhà kính mà chủ yếu do tác động của con người. Sự ra đời của khoa học kỹ thuật hiện đại đem đến cho nhân loại những tiện ích không ngờ tuy nhiên đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề biến đổi khí hậu.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu có lẽ chính là thay đổi từ mỗi cá nhân, từng bước, từng ngày kiên trì sẽ là cách tốt nhất. Chúng ta có thể hành động và thay đổi thói quen từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống hàng ngày: Tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xe máy, ô tô mà ưu tiên đi bộ, xe đạp hay tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, tiêu thụ nhiên liệu sạch, hạn chế sử dụng túi nilon, giảm thiểu đồ nhựa một lần, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng túi vải, bao bì tự phân hủy sinh học khi đi mua sắm để hạn chế rác thải nhựa.
Nguồn:Biến đổi khí hậu đang thay đổi Trái Đất từng ngày