Hà Nội: 20°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 19°C

Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển

Vừa qua, Viện Quốc tế Pháp ngữ - ĐHQGHN (IFI), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển”.
Xây dựng phương án ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam Cần đặt ứng phó với biến đổi khí hậu là trung tâm của các quyết định phát triển

Hội thảo gồm 2 phiên thảo luận chuyên sâu về chủ đề “Biến đổi khí hậu” và “An ninh lương thực”, được tổ chức dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học kết nối từ các điểm cầu khắp thế giới.

Hội thảo “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển” nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV-2022. Nhằm hướng đến mục tiêu làm rõ tình trạng biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu với ngành sản xuất lương thực hiện nay tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung.

Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển
Ảnh minh họa

Trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và đưa ra các đề xuất để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai, đề xuất chính sách với Đảng và Chính phủ nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu với ngành nông nghiệp và phương thức hợp tác với các nước đang phát triển để hình thành nỗ lực chung nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Phát biểu khai mạc, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI cho biết Hội thảo tập trung về tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đô thị trong thời đại môi trường dễ bị tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đối với biến đổi khí hậu.

Phiên hội thảo đầu tiên với chủ đề về “Biến đổi khí hậu” do ông Hervé Conan, Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp tại Hà Nội (AFD) làm chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả: ông Emmanuel Pannier, đại diện ban dự án GEMMES; ông Julien Chevillard, Trưởng bộ phận Cố vấn kỹ thuật tại Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Campuchia; ông Serge Janicot, Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD); bà Marième Ngom, thành viên Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Nước và Môi trường tại Pháp.

Chuyên đề 2 với chủ đề “An ninh lương thực” do ông Edmond Dounias, Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD) chủ tọa thực sự thu hút với những tham luận chia sẻ kinh nghiệm thực tế về tình hình an ninh lương thực tại các quốc gia khác nhau của các diễn giả: bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế Việt Nam; bà Anne Brunnel đại diện từ Nền tảng toàn cầu về hệ thống lương thực cho người bản địa, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Ý; ông Eric Verger, Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD); bà Marie Walser, Chuyên gia về mất an ninh lương thực, chương trình lương thực thế giới của UNESCO, Montpellier, Pháp.

Hiện tượng khí hậu diễn biến tiêu cực không phải là vấn đề mới, điều cần thiết là các tổ chức Chính phủ tại Việt Nam phải nắm bắt được thực địa và hiểu rõ vấn đề để tìm ra giải pháp cho người dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Quá trình thực địa, ông Emmanuel nhận thấy có nhiều hệ sinh thái khác nhau, vì vậy, mà nguồn lực ứng phó của mỗi địa phương cũng khác nhau.

Tìm ra cách thích nghi thông qua việc sử dụng quỹ đất, quỹ tín dụng, so sánh định hướng xã hội của Việt Nam hiện nay để có thể xây dựng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Qua đó, rất cần thiết cho việc sử dụng 80% nguồn vốn với thích nghi biến đổi khí hậu nên được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các giải pháp mềm. Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong biến đổi khí hậu từ các nước khác, đồng thời, xây dựng công cụ nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế.

Qua đó, nhiều nghiên cứu, tham luận trong hội thảo cũng được đặt ra để chia sẻ các vấn đề về tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đô thị trong thời đại môi trường dễ bị tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đối với biến đổi khí hậu. Từ đó, tìm ra giải pháp, mô hình phù hợp để áp dụng hướng đến việc thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Nguồn: Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển

Hoàng Anh
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dự án khẩn cấp “cứu” sông Tô Lịch

Hà Nội: Kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dự án khẩn cấp “cứu” sông Tô Lịch
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường, hồi sinh sông Tô Lịch. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng.

Đô thị hóa nông thôn

Đô thị hóa nông thôn
Theo Quy hoạch, các xã nông thôn ven đô, đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển nông nghiệp đô thị, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ xã hội có chất lượng tiệm cận với thành thị, hình thành các điểm dân cư tập trung nông thôn xanh, sinh thái.

Nâng cao hiệu quả kinh tế từ các dự án quản lý, bảo vệ rừng

Nâng cao hiệu quả kinh tế từ các dự án quản lý, bảo vệ rừng
Việc triển khai các dự án quản lý, bảo vệ rừng gắn với sinh kế của người dân đã mở ra hướng đi mới, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tại Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai, tính đa dạng sinh học ngày càng được bảo tồn, đời sống của người dân liên tục được nâng cao.

Hà Nội lại đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí

Hà Nội lại đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
Ngày 7/1/2025 trên trang iqair.com lúc 9h30p sáng 7.1.2025 cho thấy, chỉ số ô nhiễm của Hà Nội đang đứng đầu các các trên thế giới. Theo dữ liệu từ IQAir, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội là 259, thuộc mức " Rất không tốt ". Nồng độ bụi mịn PM2.5 đạt 184.5 µg/m³.

Hưng Yên: Hội phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường

Hưng Yên: Hội phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường
Để triển khai có hiệu quả Đề án "Phụ nữ Hưng Yên thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2023 - 2026", Hội Phụ nữ Hưng Yên tích cực nhân rộng mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men IMO, góp phần bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.