Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 16°C
Hải Phòng: 16°C

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay nếu lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, có thể cần nới lỏng một số quy định pháp lý.

Mục tiêu 16% tăng trưởng tín dụng có thể vượt qua

Việc Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát đã tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, NHNN sẽ không giảm lãi suất điều hành hay phá giá tiền đồng để thực hiện điều này, mà thay vào đó sẽ sử dụng các công cụ khác để hỗ trợ thanh khoản.

Theo giới chuyên gia, mặc dù NHNN không giảm lãi suất điều hành, nhưng khả năng nới room tín dụng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường, để GDP tăng 1%, tín dụng cần tăng trưởng ít nhất 2%. Như vậy, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, tín dụng cần tăng từ 16 - 18%.

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa qua, Thống đốc NHNN cho biết, dựa trên mục tiêu lạm phát đã được điều chỉnh lên mức 4,5 - 5%, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến thực tế. Nếu lạm phát được kiểm soát tốt, NHNN sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, với mục tiêu năm 2025 là 16%.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank, nhận định rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 là thách thức nhưng vẫn khả thi, bởi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ. Điều này giúp khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể.

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, đánh giá các động thái của NHNN thể hiện quyết tâm cao trong việc hỗ trợ tăng trưởng. Điều này đặc biệt quan trọng khi ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu của nền kinh tế. Năm 2025, tín dụng dự báo sẽ có nhiều thuận lợi nhờ sự hồi phục của một số phân khúc bất động sản, nhu cầu vay mua nhà gia tăng, xuất khẩu khởi sắc và thương mại - dịch vụ được kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn năm trước.

NHNN cho biết, tùy theo thực tế tăng trưởng tín dụng, cơ quan này sẽ linh hoạt điều chỉnh room tín dụng cho các tổ chức tài chính. Đồng thời, NHNN khuyến khích dòng vốn chảy vào các lĩnh vực ưu tiên, dự án trọng điểm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng khuyến cáo các tổ chức tín dụng cần chủ động xem xét, thẩm định hiệu quả dự án, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và đảm bảo cân đối nguồn vốn theo quy định pháp luật.

Riêng lĩnh vực bất động sản, hiện chiếm hơn 22% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, Thống đốc NHNN đề nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án, nhằm thúc đẩy dòng vốn trong ngành này luân chuyển nhanh hơn.

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế
Để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, có thể cần nới lỏng một số quy định pháp lý.

Giải phóng dòng vốn phải gỡ pháp lý

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát hành lang pháp lý đối với các kênh bơm tiền, nhằm sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế khi cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng, không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà cần huy động thêm vốn từ nước ngoài, do lượng tiết kiệm hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, NHNN nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp nhằm giải phóng lượng vốn lớn đang mắc kẹt trong các dự án hạ tầng, bất động sản cũng như các dự án thua lỗ kéo dài trong lĩnh vực công thương. Đồng thời, việc đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản trong quá trình thi hành án cũng là một yếu tố quan trọng để giải phóng nguồn lực bị đóng băng trong bất động sản của hệ thống ngân hàng.

Dư địa tăng trưởng tín dụng năm 2025 được đánh giá nằm ở lĩnh vực xanh và năng lượng. Hiện các ngân hàng đang mong chờ Chính phủ sớm ban hành danh mục phân loại xanh và hoàn thiện Đề án Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh để có căn cứ cấp vốn.

Về phía các tổ chức tín dụng, lãnh đạo nhiều ngân hàng bày tỏ lo ngại về hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) và đề xuất NHNN sớm có giải pháp tháo gỡ. Sắp tới, nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước sẽ triển khai các dự án lớn, nhưng phần lớn đã chạm mức giới hạn cho vay với một khách hàng, gây khó khăn trong việc tiếp tục cấp vốn.

Để tạo thuận lợi cho các dự án lớn trong thời gian tới, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, đề nghị NHNN và Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi các quy định liên quan đến trình tự phê duyệt cấp tín dụng vượt giới hạn đối với các tổ chức tín dụng.

Tương tự, TPBank mong muốn được giải ngân thêm vốn cho các dự án BOT nhưng đang gặp hạn chế về room tín dụng. Do đó, Chủ tịch HĐQT TPBank kiến nghị NHNN xem xét không tính phần vốn cấp cho các dự án BOT vào room tín dụng hàng năm.

Lãnh đạo các ngân hàng tin rằng, nếu được tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16-18% trong năm nay hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tới, bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng, cần có các giải pháp để phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo rằng, khi tăng trưởng tín dụng cao, ngành ngân hàng sẽ đối mặt với áp lực về nguồn vốn và nguy cơ nợ xấu gia tăng. Do đó, việc kiểm soát lãi suất, đảm bảo chất lượng tín dụng và phân bổ vốn hợp lý là yếu tố then chốt để duy trì sự ổn định tài chính.

NHNN đang xem xét nâng quy mô gói tín dụng lâm, thủy sản lên 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi đối tượng thành lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Với lĩnh vực điện, năng lượng, NHNN chỉ đạo các nhà băng đầu tư vào các dự án, công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với lĩnh vực giao thông, NHNN đang theo dõi sát tình hình cấp tín dụng và phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc liên quan đến cấp tín dụng với các dự án BT, BOT cũ; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm mới.

NHNN đang xem xét nâng quy mô gói tín dụng lâm, thủy sản lên 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi đối tượng thành lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Với lĩnh vực điện, năng lượng, NHNN chỉ đạo các nhà băng đầu tư vào các dự án, công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Với lĩnh vực giao thông, NHNN đang theo dõi sát tình hình cấp tín dụng và phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong xử lý vướng mắc liên quan đến cấp tín dụng với các dự án BT, BOT cũ; đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm mới.

Nguồn:Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế
Thanh Cao
thuongtruong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?
Thông tin Hoa hậu Đỗ Thị Hà chính thức tuyên bố rời công ty chủ quản để bước vào hành trình mới thu hút sự chú ý của đông đảo fan yêu sắc đẹp.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay nếu lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, có thể cần nới lỏng một số quy định pháp lý.