Biến động tỷ giá tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt?
Tỷ giá biến động 1%, Vietnam Airlines thiệt hại 300 tỷ đồng Giá xăng dầu hôm nay ngày 12/3/2024: Giá dầu thế giới biến động trái chiều |
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Đặng Ngọc Hòa Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, trong năm 2023, phục hồi của ngành hàng không vẫn chưa được như trước đại dịch, những đã có những chuyển biến tích cực.
Nhờ có sự hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ hãng phục hồi khoảng 80-90% so với năm trước dịch Covid-19.
Tỷ giá ngoại tệ bật tăng sau tết. |
Tuy nhiên, theo ông Hoà, ngành hàng không vẫn còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề chính trị, đặc biệt là vấn đề Trung Đông cũng như là Nga và Ukraine làm cho chi phí tăng lên rất cao.
Đặc biệt ông Hoà cho hay, biến động về tỷ giá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hãng. Theo đó, với 1% thay đổi tỷ giá, VietNam Airlines mất 300 tỷ đồng. Nếu tỷ giá biến động 5%, chi phí một năm của hãng bay này tăng lên 1.500 tỷ.
“Vietnam Airlines rất mong muốn tỷ giá ổn định, ở mức thấp nhất có thể”, ông Hoà nói.
Cũng là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện nay dư nợ vay ngoại tệ của PVN là 38.000 tỷ, tương đương khoảng 1,55 tỷ USD, do đó biến động và rủi ro tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn, đặc biệt trong việc quản trị rủi ro theo biến động của tỷ giá.
“Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá ổn định, giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Chúng tôi rất mong trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp để giữ cho tỷ giá ổn định”, ông Hùng nói.
Là doanh nghiệp xuất khẩu, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam lại có quan điểm ngược lại với những doanh nghiệp có dư nợ vay hay chi phí bằng ngoại tệ.
Theo ông trường, trong 2 năm 2022, 2023, sau đại dịch COVID-19 và trở lại phục hồi, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Banglades, Thổ Nhĩ Kỳ thì đều có xu thế giảm giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu. Cụ thể, đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 50%; Banglades giảm 21%, Trung Quốc giảm 11% và Việt Nam giảm khoảng hơn 3%.
Ông Trường cho hay, đứng riêng về tương quan tỷ giá hối đoái, 2 năm 2022, 2023, hàng dệt may của Việt Nam nói chung đã đắt so với các quốc gia trong top 5 nước xuất khẩu dệt may cỡ khoảng 15%.
“Nó cũng là một trong những nguyên nhân 2 năm 2022, 2023, ngành xuất khẩu dệt may giảm đến 10%, và là nước giảm nhiều nhất trong 5 nước xuất khẩu dệt may”, ông Trường nói.
Sau Tết Nguyên đán, tỷ giá ngoại tệ bật tăng mạnh. Theo đó, tỷ giá trên thị trường chính thức tăng 1,8% trong khi giá USD tự do tăng 3,75%.
Nguyên nhân diễn biến này đến từ chênh lệch lãi suất USD/VND kéo dài và xu hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Thứ hai là do nhập khẩu phục hồi, hiện tượng giá vàng và Bitcoin phá đỉnh thúc đẩy nhu cầu USD tự do tăng cao. Đặc biệt, giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế khó loại trừ vàng lậu vào thị trường là nguyên nhân đẩy tỷ giá tự do tăng, tác động lên tỷ giá trong ngân hàng.
Tính đến ngày 13/3, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 45.000 tỷ đồng tín phiếu, lãi suất các lô tín phiếu này đều 1,4%/năm. Động thái hút ròng tiền của Ngân hàng Nhà nước đã giúp tỷ giá giảm nhiệt.
Nguồn: Biến động tỷ giá tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt?