Biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường
Thúc đẩy tiêu dùng xanh góp phần giảm thiểu rác thải nhựa Rác thải nhựa trong khai thác thủy sản: Thực trạng và giải pháp |
Xuất phát từ tình yêu môi trường
Ít ai biết rằng những viên nén nhiên liệu được phát minh bởi hai em học sinh lớp Trung học phổ thông là em Hoàng Đức Tín, lớp 10 hóa và em Trương Thành Phúc, lớp 11 lý Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt.
Em Trương Thành Phúc từng chia sẻ với báo chí, Kiên Giang quên em là tỉnh được thiên nhiên ưu ái với nhiều bãi biển đẹp, thu hút nhiều khách du lịch trên khắp thế giới. Thế nhưng rác thải lại trở thành vấn đề đau đầu, nhất là rác thải nhựa đang làm xấu đi cảnh quan nơi đây.
Thành viên nhóm nghiên cứu viên nén nhiên liệu. Ảnh: Tuổi trẻ Online. |
Phương án được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là chôn lấp nhưng gây tốn diện tích và ta phải đối mặt với ô nhiễm môi trường như vi nhựa, nước rỉ và khí nhà kính nguy hiểm phát sinh trong quá trình phân rã… Không những thế khi đốt khói độc và mùi hôi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường; phương án tái chế để tái sử dụng thì còn rất nhiều bất cập. Chính vì thế ý tưởng chính của dự án là biến rác thải nhựa trở thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.
Từ thực tế ấy, Phúc và Tín bắt tay vào nghiên cứu và tìm cách tận dụng rác thải nhựa để làm sạch biển. Thế nhưng để làm ra viên nén có nguồn gốc từ rác thải nhựa lại không hề đơn giản.
Sáng chế “tâm huyết”
Phúc và Tín gặp khó trong việc tìm ra chất xúc tác trợ cháy, làm sao để vật liệu đó phải thân thiện với môi trường. Sau nhiều lần thử nghiệm, cả nhóm đã tìm ra chất xúc tác trợ cháy phù hợp kaf vỏ trấu. Bởi lẽ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro.
Ngoài ra Phúc còn quyết định thêm một số chất trợ cháy xúc tác khác khi đốt và tìm các phụ gia nổi bật ở Kiên Giang như cao lanh, đá vôi, bột đá vôi dolomit.
Cả hai đã chọn chọn bột đá vôi dolomit vì nó giảm phát thải kali và clo có trong tro bay. Từ đó chế tạo thành công sản phẩm viên nén với hàm lượng chuẩn 62,5% nhựa, 20,8 trấu và 10,7% dolomit
Khi lò đốt ở nhiệt độ cao, chúng em thấy viên nén nhiên liệu cháy nhanh, nhiệt lượng tỏa tốt hơn than đá, giảm hiện tượng tạo cặn xỉ khi đốt củi trấu nên rất phù hợp trong việc phục vụ sản xuất công nghiệp”, Phúc cho biết thêm.
Viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường. |
Nhóm cũng đã đến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhờ trợ giúp của các nhà khoa học để tìm ra công thức tối ưu và có điều kiện thực nghiệm. Nhờ máy móc hiện đại mà hai học sinh đã có thể hoàn thành xuất sắc nghiên cứu của mình.
Theo bà Lâm Ngọc Ny - phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, nhà trường luôn tạo điều kiện cho cả hai tham gia trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật và liên kết với viện nghiên cứu cho các em ấy lên tìm hiểu sâu, thực hiện tốt dự án của mình.
Sản phẩm viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường của của Phúc và Tín đã giành giải Nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh Kiên Giang năm 2023 - 2024.
Nguồn:Biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu thân thiện môi trường