Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
Hải Phòng: 15°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 15°C

Bộ trưởng TN&MT: TPHCM cần đi trước cả nước để cải thiện ô nhiễm không khí

Bộ trưởng TN&MT cho biết, TPHCM bị ô nhiễm không khí, sức khỏe người dân chịu ảnh hưởng trong một số thời điểm. Thành phố cần tính toán để loại bỏ dần phương tiện cá nhân để cải thiện môi trường.
Không khí ở Hà Nội đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí trên thế giới Công nghệ màng gel mới giúp tạo ra nước sạch từ không khí

Ngày 18/10, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), dẫn đầu đoàn công tác làm việc với UBND TPHCM. Tại hội nghị, lãnh đạo UBND TPHCM đã gửi tới nhiều đề xuất, kiến nghị liên quan đến những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định, trong số các đề xuất, kiến nghị của thành phố, nhiều vấn đề đã được đưa vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Những vấn đề được UBND TPHCM đặt ra là xác đáng, phù hợp thực tiễn của địa phương và cả nước.

Bộ trưởng TN&MT: TPHCM cần đi trước cả nước để cải thiện ô nhiễm không khí
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng TN&MT, làm việc với TPHCM (Ảnh: H.L.).

Bộ trưởng TN&MT cũng chỉ rõ, theo đánh giá tác động, TPHCM là địa phương bị ô nhiễm không khí, sức khỏe người dân chịu ảnh hưởng trong một số thời điểm. Do đó, địa phương cần tính toán để thí điểm đi trước cả nước về vấn đề môi trường.

"TPHCM có thể tính toán để đi trước trong việc hạn chế, tiến tới bỏ dần phương tiện cá nhân, thay thế bằng phương tiện công cộng, thay đổi dần từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sạch. Nếu làm được, TPHCM sẽ có điều kiện để thu hút thương mại, dịch vụ, du lịch nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế", Bộ trưởng TN&MT gợi ý.

Bộ trưởng TN&MT: TPHCM cần đi trước cả nước để cải thiện ô nhiễm không khí
Bộ trưởng TN&MT cho biết, TPHCM đã bị ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến người dân (Ảnh: I.P.).

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đặt vấn đề, TPHCM cần mạnh dạn thí điểm trong lĩnh vực quy hoạch. Đây là lời giải căn cơ để thành phố giải quyết các vấn đề như tắc nghẽn giao thông, ngập úng, triều cường.

"Với cơ chế hiện hành, TPHCM không thể thực hiện phần việc này. Muốn làm được, thành phố cần đánh giá tính khả thi của quy hoạch thông qua điều tra địa chất, thủy văn, xác lập bản đồ số về cao độ của toàn TPHCM", Bộ trưởng TN&MT lưu ý.

Sau khi có các dữ liệu trên, TPHCM cần tư duy về phương pháp quy hoạch cho phù hợp với địa phương có nền địa chất yếu, không bền vững, thấp hơn mực nước biển. TPHCM có thể tham khảo cách thức mà Hà Lan đang thực hiện quy hoạch.

Để thực hiện vấn đề này, TPHCM cần nguồn tài chính lớn, do đó, địa phương cần đề xuất cơ chế sử dụng ngân sách hoặc phương án khác để đáp ứng việc quản lý đô thị, tài nguyên...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng đặt vấn đề, hiện tại, TPHCM là đô thị đầu tàu về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, khoa học công nghệ nhưng đất nông nghiệp vẫn chiếm trên 53%. Do đó, thành phố cần có phương án, giải pháp chuyển mục đích đất nhằm tăng hiệu quả đất đai, khai thác được quỹ đất lớn và phù hợp với tình hình.

"Không nên coi đất nông nghiệp đơn thuần là phát triển kinh tế nông nghiệp. Diện tích đất này còn là không gian, môi trường sinh thái, có thể phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ về nông lâm nghiệp, sản xuất dược liệu", Bộ trưởng Trần Hồng Hà gợi ý.

Kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, cho biết, địa phương đã đi qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11. Tuy nhiên, thành phố mất một năm tập trung phòng, chống Covid-19 và một năm phục hồi khiến địa phương bị trì hoàn nhiều việc chưa thể triển khai.

Bí thư Thành ủy TPHCM tiếp tục khẳng định quan điểm, thành phố sẵn sàng đăng cai thí điểm những vấn đề mới để các bộ, ngành trung ương rút kinh nghiệm. Trước thời điểm Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực, Bí thư Thành ủy thành phố nhắc lại, địa phương không chờ đợi mà sẽ thí điểm để các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chính thức.

Nguồn: Bộ trưởng TN&MT: TPHCM cần đi trước cả nước để cải thiện ô nhiễm không khí

Q. Huy
dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/2/2025: Tuổi Sửu phát triển, tuổi Thân chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 25/2/2025: Tuổi Sửu phát triển, tuổi Thân chú ý sức khỏe
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 25/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Thị trường chứng khoán ngày 24/2: VN Index chính thức chinh phục mốc 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 24/2: VN Index chính thức chinh phục mốc 1.300 điểm
Thị trường chứng kiến VN Index có một ngày khá biến động nhưng kết thúc ấn tượng khi đóng cửa ở mức cao nhất ngày, chính thức vượt qua mốc 1.300 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, đạt gần 23,3 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE chiếm gần 21.100 tỷ đồng, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư.

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài

Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ không kéo dài
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Bắc Bộ đang chịu ảnh hưởng từ đợt không khí lạnh tăng cường với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 11-13 độ C, vùng núi từ 9-11 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C. Dự báo đợt rét này không kéo dài, khoảng ngày 27/2 trời sẽ ấm dần.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.