Hà Nội: 13°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Bước nhảy vọt tới năng lượng xanh của châu Phi

Điện khí hóa châu Phi sẽ là một trong những thách thức quan trọng nhất (và các cơ hội kinh tế đầy hứa hẹn) của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu.
Nga và Ả Rập Xê-út phản đối đề xuất năng lượng xanh của G20 Chuyển đổi năng lượng xanh đối với ngành giao thông vận tải
Bước nhảy vọt tới năng lượng xanh của châu Phi
Ảnh minh họa

Dân số của châu Phi cận Sahara đang tăng nhanh nhất trên thế giới, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Nói một cách dễ hiểu, vào giữa thế kỷ 21, cứ 4 người trên hành tinh thì sẽ có 1 người ở châu Phi cận Sahara. Xem xét tầm quan trọng của dân số châu Phi đối với toàn cầu và nhu cầu kết nối những người dân ở đó với năng lượng sạch và đáng tin cậy cho thấy lục địa đen đem đến một thách thức đáng kể cho các mục tiêu khí hậu trên quy mô toàn cầu.

Khi châu Phi cận Sahara phát triển và công nghiệp hóa, nhu cầu năng lượng của châu Phi dự kiến sẽ tăng 1/3 trong thập niên tới. Để đáp ứng nhu cầu này, công suất phát điện sẽ phải tăng gấp 10 lần vào năm 2065.

Vấn đề là để tuân thủ các yêu cầu giảm carbon, châu Phi phải “bỏ qua” giai đoạn phát triển tiếp theo thông thường trong hành trình kinh tế của một quốc gia nghèo.

Ngày nay, 600 triệu người trên khắp châu Phi vẫn chưa thể tiếp cận với năng lượng. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các nền kinh tế có may mắn được phát triển trong thời đại không có sự cản trở nào đối với việc đốt nhiên liệu hóa thạch, các nhà lãnh đạo châu Phi đang phải đối mặt với nhu cầu cần thiết và hầu như chưa từng có tiền lệ là chuyển thẳng sang công nghệ xanh - một dạng công nghệ tiên tiến (và tương đối tốn kém).

Điều trớ trêu là trong khi châu Phi đại diện cho sự thiếu thốn năng lượng lớn nhất trên thế giới hiện nay, lục địa này cũng đại diện cho một trong những thị trường quan trọng nhất về tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo. Châu Phi cực kỳ giàu khí đốt tự nhiên (được coi là bước đệm để tránh xa các nhiên liệu hóa thạch bẩn hơn như than đá và dầu mỏ), cũng như có nhiều ánh nắng mặt trời và gió. Ngoài ra, nơi này tập trung nhiều các khoáng chất hiếm như lithium và coban cần thiết để sản xuất các tấm pin mặt trời quang điện và pin lithium-ion cho xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã tràn vào châu Phi để phát triển các nguồn năng lượng nhằm củng cố an ninh năng lượng của chính họ. Nga và Trung Quốc đã đầu tư vào các thị trường năng lượng mới nổi ở châu Phi trong nhiều năm nhằm cạnh tranh để thiết lập sự thống trị trong khu vực và các nước châu Âu đang ngày càng đẩy mạnh vào Bắc Phi để xây dựng các trang trại năng lượng mặt trời quy mô lớn ở sa mạc Sahara. Giờ đây, sau nhiều thập niên suy giảm, hoạt động sản xuất ở châu Phi cận Sahara đang có xu hướng đi lên và các tấm pin mặt trời được chế tạo ở châu Phi đã có giá thành cạnh tranh với các tấm pin mặt trời được chế tạo ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù châu Phi được đảm bảo sẽ trở thành thị trường năng lượng lớn tiếp theo trên thị trường năng lượng toàn cầu, không có gì đảm bảo rằng năng lực sản xuất năng lượng tái tạo mới này sẽ đáp ứng nhu cầu lớn và cấp bách của các mạng lưới năng lượng của chính châu lục này.

Thay vào đó, các chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo đang được thiết lập bởi các quốc gia khác để phục vụ nhu cầu của họ. Đó là một vấn đề nan giải. Châu Phi thực sự cần số tiền được cung cấp thông qua các hợp đồng như vậy, nhưng cũng rất cần tất cả năng lượng mà châu lục này có thể có được. Xét cho cùng, một nửa dân số châu Phi không có khả năng tiếp cận năng lượng đáng tin cậy - một rào cản cơ bản đối với sự phát triển.

Hơn nữa, những nguồn năng lượng tái tạo đó là một phần hoàn toàn cần thiết để châu Phi có thể đạt được các mục tiêu khử carbon và bỏ qua nhiên liệu hóa thạch. Nhưng vấn đề, một lần nữa, là tiền. Các nước giàu có tiền để phát triển các chuỗi cung ứng đó (cho nhu cầu của chính họ) - nhưng đối với các nhà lãnh đạo châu Phi, đó lại là một câu chuyện khác. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy rằng chi phí đầu tư rẻ nhất trong tất cả các tình huống để đạt được một mạng lưới năng lượng tái tạo ở châu Phi sẽ là 298 tỷ USD.

Nguồn:Bước nhảy vọt tới năng lượng xanh của châu Phi
Đỗ Khánh
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu
Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu thông tin, Khu Bảo tồn loài- sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu đang trong tình trạng cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn).

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai rầm rộ. Cùng với việc triển khai nghiêm ngặt các quy định về môi trường, bên cạnh đó vẫn còn dự án chưa chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng không được che đậy gây vương vãi, khói bụi đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân trong khu vực.

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên
Nhà máy điện rác tại Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư lên đến 2.021 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9,387 ha.

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1491/VPCP-CN ngày 24/02/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.