Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 32°C
Quảng Ninh: 16°C
Hải Phòng: 16°C

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

a

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì- Ảnh 1.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, nguyên nhân của thực trạng này có thể do lỗi kỹ thuật hoặc kẻ gian cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại. Khi đó, khách hàng có thể bị tính phí viễn thông cao bất thường.

Tình trạng trên được gọi là "cuộc gọi mồi", những cuộc gọi trong tích tắc rồi tắt máy, để người dùng thấy cuộc gọi nhỡ và gọi lại, kết quả sẽ tốn rất nhiều tiền trong vài giây ngắn ngủi mà không nghe đối phương nói gì.

Hình thức lừa đảo này đã từng rất phổ biến tại Mỹ và các nước châu Âu từ thập kỷ trước và hiện đang quay trở lại, gây hoang mang cho khách hàng của các nhà mạng. Cách thức lừa đảo này đã từng được các trang báo trong nước và quốc tế cảnh báo từ lâu.

Cụ thể, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng một thiết bị để tự động thực hiện các cuộc gọi đến hàng triệu số điện thoại di động ngẫu nhiên trên toàn cầu. Đánh vào đúng thói quen rất bình thường từ trước đến nay của người dùng điện thoại, đó là việc gọi lại những cuộc gọi nhỡ, trò này đã lừa được vô số người. Hầu hết các số điện thoại đều rất khó nhận diện, vì chúng hao hao như mã vùng điện thoại tại một số nơi ở Việt Nam.

Cục An toàn thông tin cũng nhấn mạnh, hiện nay các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và Internet ngày càng tinh vi, không chỉ giới hạn trong môi trường trực tuyến mà còn mở rộng sang những cuộc gọi điện thoại với nhiều chiêu trò khó lường. Người dân nếu nhận được cuộc gọi từ số điện thoại không phải là một số điện thoại cố định hay di động thông thường hoặc không liên quan đến một tổ chức hay đơn vị nào, cần tuyệt đối cảnh giác, không nghe và thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới mọi hình thức hoặc truy cập vào những đường dẫn do đối tượng không rõ danh tính gửi đến.

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì- Ảnh 2.

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức, TP Hà Nội đang điều tra vụ án 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức' xảy ra ngày 11/12/2024 tại thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Theo đó, đối tượng lừa đảo được xác định Đỗ Thị Thu Hiền (sinh năm 2000, ở Hải Dương) làm nhân viên bán xe máy điện và pin xe máy điện tại Đại lý Vinfast địa chỉ 485 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội từ cuối năm 2022. Đến 30/10/2023, đại lý đóng cửa nên Hiền nghỉ việc.

Quá trình làm nhân viên bán xe máy điện, Hiền quen biết nhiều khách hàng, sau khi nghỉ việc, khách hàng vẫn liên hệ với Hiền để mua và thuê pin xe máy điện. Do nghỉ việc không có tiền tiêu xài cá nhân nên Hiền nảy sinh ý định lừa bán pin xe máy điện của hãng Vinfast cho người khác để lấy tiền.

Đối tượng đã sử dụng 1 con dấu giả theo mẫu dấu của đại lý Vinfast nhưng lấy địa chỉ tại thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội và tự làm mẫu biên bản bàn giao pin theo mẫu của đại lý bán xe máy điện Vinfast, rồi dùng con dấu giả đóng vào biên bản, để giao dịch bán pin cho người khác và chiếm đoạt tiền.

Hình thức lừa đảo bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên mạng xã hội đã không còn quá xa lạ. Thủ đoạn chung của các đối tượng lừa đảo là tạo lập các trang mạng xã hội giả mạo, đăng tải thông tin, hình ảnh về sản phẩm và rao bán với giá thấp hơn nhiều giá thị trường.

Các trang mạng xã hội cá nhân của các đối tượng lừa đảo thường không có thông tin cá nhân minh bạch. Đối tượng lừa đảo còn tham gia các hội nhóm, liên tục đăng bài quảng cáo sản phẩm để thu hút sự quan tâm của người dùng. Nhiều đối tượng còn làm giả những giấy tờ liên quan đến chứng nhận hàng thật, con dấu của các công ty, doanh nghiệp lớn để tăng uy tín và tạo sự tin tưởng cho người mua.

Khi có nạn nhân tiếp cận và đồng ý mua, đối tượng sẽ yêu cầu đặt cọc, sau đó chiếm đoạt tiền, chặn toàn bộ liên lạc với nạn nhân.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên thận trọng khi thực hiện giao dịch mua bán trên mạng xã hội hoặc qua hình thức trực tuyến.

Người dân cần xác minh danh tính đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng, không chuyển tiền đặt cọc trước để tránh bị chiếm đoạt tài sản.

Đặc biệt, người dân không chuyển khoản, không cung cấp mã OTP cho cá nhân không quen biết; cần cẩn trọng và xác minh kỹ các thông tin tiếp nhận từ mạng xã hội và các cuộc gọi không rõ danh tính. Không nên truy cập bất kỳ liên kết hoặc tệp đính kèm nào nhận được từ những nguồn không rõ ràng.

Nguồn: Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

HM
baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.