Các địa phương giảm chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện
Bộ Công Thương phát động tiết kiệm điện toàn quốc năm 2023 Sử dụng năng lượng tái tạo trong chiếu sáng đô thị |
Năm 2023, dự báo cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến phần lớn các khu vực trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, trong khi giá dầu và khí đốt tăng mạnh. Cuộc khủng hoảng này vẫn còn nhiều điều khó lường và được dự đoán sẽ chưa thể kết thúc trong năm nay. Điều này đặt ra áp lực lớn đối với nguồn cung năng lượng tại Việt Nam vốn đã thiếu hụt do kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Bài toán bảo đảm cung ứng điện ổn định, an toàn cho toàn quốc phải đối diện với nhiều thách thức.
Trong khi đó, năm 2023 được dự báo sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng do tác động của hiện tượng El Nino, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn nước. Nguy cơ thiếu nước trong thời gian còn lại của mùa khô sẽ diễn ra nghiêm trọng. Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn khu vực Bắc Trung Bộ được dự báo thấp hơn 15 - 35%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ thấp hơn 15 - 40%, khu vực Tây Nguyên thấp hơn 10 - 25% so với trung bình nhiều năm.
Từ đầu năm, Chính phủ, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo sát sao đối với ngành điện nhằm tập trung triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là kêu gọi người dân, doanh nghiệp tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ngay từ đầu năm 2023 UBND TP Hà Nội sớm ban hành kế hoạch triển khai đồng bộ trên địa bàn. Thời gian qua, hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố đã được điều chỉnh theo chế độ tiết kiệm điện trên cơ sở cân đối đảm bảo yêu cầu cho chiếu sáng phục vụ giao thông và an ninh trật tự, cụ thể như sau: thực hiện việc bật đèn muộn hơn 30 phút, tắt đèn sớm hơn 30 phút so với chế độ vận hành thông thường.
Đối với đèn chiếu sáng đường phố, ngõ xóm và khu vực ngoại thành: Thực hiện cắt giảm 1/3 số đèn ngay từ đầu giờ vận hành, sau 23h đêm tiếp tục tiết giảm thêm 1/3 số đèn; đối với các tuyến có 4 làn đèn cắt giảm 50% ngay từ đầu giờ vận hành, tắt hàng đèn ở giải giữa sau 23h (như đường Võ Chí Công, Hoàng Sa - Trường Sa, Đại lộ Thăng Long....)
Đối với hệ thống chiếu sáng trong các công viên, vườn hoa hở: vận hành tối đa không quá 50% số đèn và cắt toàn bộ sau 23h; Đối với hệ thống trang trí thường xuyên vận hành thứ Bảy và Chủ nhật chỉ được vận hành đến 23h tại các khu vực trung tâm. Ngoài ra, không vận hành toàn bộ 100% hệ thống trang trí chiếu sáng kiến trúc, số đèn trang trí trên dải phân cách và trên hè (dành cho người đi bộ). Riêng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng vận hành linh hoạt theo diễn biến thời tiết. Ước tính, việc này đã giúp cắt giảm được 36% lượng điện tiêu thụ so với trước, tương đương với hơn 4 tỷ đồng mỗi tháng và vẫn đảm bảo chiếu sáng cho giao thông và an ninh trật tự.
Nhiều địa phương trên cả nước đồng loạt giảm chiếu sáng công cộng nhằm tiết kiệm điện, đảm bảo điện cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. |
Tình trạng nắng nóng, hạn hán, nguy cơ thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hồ thủy điện và khả năng cung ứng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trước những khó khăn này, tỉnh Nghệ An và ngành điện đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện. Theo đó, hệ thống chiếu sáng tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) sẽ được điều chỉnh để giảm khoảng 50% mức chiếu sáng trên toàn thành phố. Tuy nhiên, đèn vẫn được đảm bảo độ sáng tại các khu vực ưu tiên.
UBND thành phố Vinh yêu cầu, sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và hợp lý, mục tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng giảm > 10% so với cùng kỳ. Đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng) triển khai các giải để tiết kiệm điện như bật xen kẽ, tắt luân phiên, điều chỉnh lại hệ thống tự động để giảm số giờ bật đèn trong đêm. Mục tiêu giảm điện năng tiêu thụ hàng tháng >50% so với cùng kỳ. Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào ban đêm.
Tại Đà Nẵng, trước tình trạng nắng nóng kéo dài thành phố thực hiện tắt 100% chiếu sáng trang trí và chiếu sáng quảng cáo từ 20 giờ hàng ngày, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình đẩy mạnh tiết kiệm điệnĐối với hoạt động chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời, chiếu sáng giao thông, các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện.
Theo đó, phải đảm bảo tiết kiệm tối thiểu 30% tổng điện năng tiêu thụ trong chiếu sáng công cộng theo chế độ vận hành bình thường tùy theo mật độ và an toàn giao thông tại các tuyến đường, tắt 100% chiếu sáng trang trí và chiếu sáng quảng cáo từ 20 giờ hằng ngày.
Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện từ 20 giờ hàng ngày. Các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Các hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao, chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và cài đặt ở nhiệt độ 26°C trở lên. mùa nắng nóng và cả năm 2023.
Thành phố Đà Nẵng đề nghị các đơn vị vận hành điện chiếu sáng công cộng tắt 100% điện chiếu sáng trang trí và chiếu sáng quảng cáo từ 20h hằng ngày. Ảnh: BCT. |
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào các mùa nắng nóng tháng 5, 6, 7. Nhằm chủ động tăng cường tiết kiệm điện, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tăng cường các giải pháp về tiết kiệm điện và điều chỉnh phụ tải điện tự nguyện phi thương mại (DR) trong mùa nắng nóng. Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các cơ quan hành chính sự nghiệp (HCSN) sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng tối thiểu 10% so với cùng kỳ.
Các trường học, bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, khu điều dưỡng tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng 5% so với cùng kỳ. Các đơn vị chiếu sáng công cộng (CSCC) áp dụng các biện pháp cụ thể để thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả, tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng ít nhất 50% so với cùng kỳ. Cùng với đó, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào ban đêm, tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của đơn vị điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện.
Tại TP.HCM, UBND thành phố yêu cầu, điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt đèn sớm 30 phút đối với các hệ thống chiếu sáng giao thông; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22 giờ tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông ít. Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí, UBND thành phố yêu cầu tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22 giờ; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ. Kể từ ngày 16/5/2023 tới nay tổng sản lượng tiết kiệm điện là 10,23 triệu kWh, trung bình mỗi ngày TP. Hồ Chí Minh tiết kiệm được gần 1,14 triệu kWh. Trong đó, các tổ chức, cơ quan đơn vị và người dân đã chủ động giảm nhu cầu sử dụng điện toàn Thành phố, góp phần đáng kể trong việc ổn định công tác cung ứng điện.
Nguồn:Các địa phương giảm chiếu sáng công cộng để tiết kiệm điện