Các nhà bán lẻ nên làm gì trước tác động từ các xu hướng công nghệ?
Sử dụng năng lượng tái tạo trong chiếu sáng đô thị Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi Vương quốc Anh hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao các công nghệ xanh cho Việt Nam |
Với môi trường số hóa và nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng, các nhà bán lẻ phải tìm ra những cách mới để phát triển cùng với xu hướng công nghệ nhằm gia tăng lợi nhuận và duy trì tính cạnh tranh.
Cách chúng ta làm việc và sinh sống trước đây đã bất ngờ bị thay đổi bởi công nghệ, đặc biệt là việc chuyển sang lối sống mua sắm kết hợp đã trở nên nổi bật hơn kể từ sau đại dịch.
Mua sắm trực tuyến vẫn tồn tại, ngay cả khi khách hàng trên toàn cầu đang quay trở lại mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Điều này không có gì ngạc nhiên khi khách hàng đang tìm kiếm sự tiện lợi, giá trị và mức độ tương tác cao hơn thông qua trải nghiệm mua sắm của họ. Theo các chuyên gia công nghệ, các nhà bán lẻ nên tận dụng điều này để mở rộng phạm vi tiếp cận ra ngoài biên giới địa lý của mình.
Xu hướng trải nghiệm mua sắm liền mạch cả trực tiếp và trực tuyến đang phát triển mạnh |
Thích ứng với những thay đổi trong bán lẻ
Dường như các nhà bán lẻ đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải kết hợp mua sắm trực tiếp với trải nghiệm trực tuyến để đảm bảo duy trì thành công. Do đó, theo các chuyên gia, các nhà bán lẻ cũng phải xác định, rằng có thể mang lại trải nghiệm chất lượng cho khách hàng phù hợp với các sở thích mua sắm khác nhau hay không?
Trong bối cảnh thiếu lao động, những thách thức về chuỗi cung ứng và nền kinh tế, giới bán lẻ cũng cần đáp ứng kỳ vọng về trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người mua sắm trực tiếp và trực tuyến. Chia sẻ với tờ Retailasia, Giám đốc Tiếp thị và Giải pháp cho Bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Zebra Technologies, ông George Pepes, lưu ý: “Có thể nói rằng khách hàng sẽ vẫn nắm quyền điều khiển trong tương lai của ngành bán lẻ, do đó các nhà bán lẻ sẽ phải nhanh trí để theo kịp những sở thích đang thay đổi này”.
Ở châu Á, ngành bán lẻ đang trải qua giai đoạn đầy thách thức nhưng thú vị. Theo ông Harsha Illindala, Giám đốc Hỗ trợ Công nghiệp, Hàng tiêu dùng & Bán lẻ Toàn cầu tại Microsoft, bối cảnh người tiêu dùng đang phải đối phó với lãi suất tăng và áp lực lạm phát, các nhà bán lẻ ở khu vực châu Á đã sẵn sàng đưa ra nhiều ưu đãi với chi thấp hơn, hiệu quả. Đồng thời họ cũng đang sử dụng giai đoạn này để tiếp tục đầu tư và phát triển thế mạnh của mình như xây dựng chuỗi cung ứng và trang bị lại cửa hàng.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), theo các chuyên gia, sự tăng trưởng dài hạn của họ nên được nhắm mục tiêu vào việc xây dựng sự hiện diện trực tuyến bền vững và tương tác kỹ thuật số với khách hàng. Kết nối này có thể được củng cố hơn nữa bằng cách đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người tiêu dùng, đây là ưu tiên hàng đầu. Điều này đặc biệt đúng vì khách hàng tin tưởng các doanh nghiệp sẽ sử dụng và chia sẻ thông tin của họ một cách hợp lý để vận hành trơn tru cũng như cải thiện dịch vụ.
Trong khi đó, một cách để các nhà bán lẻ đảm bảo rằng họ có thể bắt kịp các công nghệ mới là không ngừng nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động. Đây là một hành trình lâu dài đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ nào, bắt đầu bằng việc nắm vững những kỹ năng cần được ưu tiên để giải quyết những thách thức cụ thể cũng như kế hoạch tăng trưởng trước mắt.
Các chuyên gia cho rằng việc nâng cao kỹ năng cho nhân viên nên bắt đầu từ những lĩnh vực mang lại "tác động lớn nhất". Trong trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ, cách khôn ngoan nhất là tận dụng mọi nguồn lực sẵn có và từ sự hỗ trợ của các đối tác, nhà cung cấp dịch vụ.
Tận dụng công nghệ để cải thiện sự hài lòng của khách hàng
Sử dụng các công nghệ tiên tiến đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng hơn với thói quen mua hàng của cả khách hàng hiện tại và tương lai. Khách hàng xem những tiến bộ này, cụ thể là mua sắm trực tuyến như một cách an toàn và thuận tiện hơn để xem càng nhiều lựa chọn càng tốt. Điều này có nghĩa là người bán cũng có nhu cầu lớn hơn trong việc duy trì sự hiện diện trực tuyến để phát triển cơ sở khách hàng.
Các cộng tác viên bán lẻ và người mua sắm kỳ vọng vào môi trường bán lẻ phù hợp với những tiến bộ công nghệ mà họ có trong cuộc sống hàng ngày. Công nghệ có thể mang lại lợi ích cho cả nhà bán lẻ và khách hàng nếu nó có thể được tận dụng để hiểu hành vi của người tiêu dùng.
Tận dụng dữ liệu là một khía cạnh quan trọng khác đối với các nhà bán lẻ. Ông Illindala, chia sẻ: “Tại Microsoft, tham vọng của chúng tôi là trao quyền cho ngành bán lẻ kết nối khách hàng, cộng sự và dữ liệu của họ một cách liền mạch. Mục tiêu là giúp các nhà bán lẻ nhận ra giá trị thực sự của dữ liệu trên quy mô lớn bằng cách tập hợp các nguồn dữ liệu lại với nhau và thêm thông tin tình báo để làm phong phú và kết nối các quy trình kinh doanh cốt lõi trong một môi trường an toàn”.
Công nghệ cũng đã phục vụ các nhà bán lẻ ở khía cạnh xử lý hàng tồn kho. Theo khảo sát, cứ 10 người tiêu dùng thì có 7 người thích mua sắm trực tuyến với các nhà bán lẻ có cửa hàng truyền thống. Trên thực tế, người tiêu dùng ngày nay đang có sở thích chuyển sang mua sắm tại các kênh bán lẻ kết hợp. Tận dụng lợi thế của công nghệ, các nhà bán lẻ dựa vào phần cứng để có thể cung cấp khả năng hiển thị hàng tồn kho theo thời gian thực nhằm giúp doanh nghiệp xử lý thuận lợi hơn với hàng tồn.
Ông Illindala, chia sẻ: “Các nhà bán lẻ châu Á tiếp tục đầu tư vào trải nghiệm của khách hàng trên các kênh, ngay cả trong một môi trường đầy thách thức. Họ có khả năng thực hiện mạnh mẽ hơn và luôn nhận được điểm số tốt hơn từ khách hàng. Điều này dẫn đến các khoản đầu tư lớn hơn vào chuỗi cung ứng, chọn hàng tự động và các đổi mới tương tự khác, trong khi thực hiện tại cửa hàng, điều này đã dẫn đến việc kiểm tra dễ dàng hơn với tính năng nhận dạng sản phẩm bằng video thông minh, trải nghiệm mua hàng mượt mà, hiệu quả trong hoạt động của cửa hàng cũng như các lĩnh vực đổi mới như trò chơi điện tử.
Trong khi đó, theo ông George Pepes, ngoài những lợi ích của chuỗi cung ứng, công nghệ còn có thể biến các cộng sự thành "những người lao động tri thức được trao quyền". Điều này có thể giải phóng các cộng sự để họ có nhiều thời gian gặp mặt hơn với khách hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
Ông Pepes, cho biết: “Những người ra quyết định biết tầm quan trọng của công nghệ đối với việc tạo ra tình cảm tích cực của khách hàng và tăng khả năng giữ chân lực lượng lao động. Tuy nhiên, một thành phần quan trọng để áp dụng thành công các dịch vụ công nghệ vào hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào trải nghiệm có đáng tin cậy hay không?
Giám đốc Quốc gia phụ trách Thị trường Singapore tại Amazon, ông Jan Lim, nhấn mạnh rằng ngoài trải nghiệm mua sắm và giao hàng chất lượng, các nhà bán lẻ phải mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm, sự kiện bán hàng và hỗ trợ sau bán hàng để đảm bảo rằng họ có thể cung cấp các dịch vụ có giá trị và chất lượng liên tục.
Nguồn: Các nhà bán lẻ nên làm gì trước tác động từ các xu hướng công nghệ?