Cần thiết phải có một bộ tiêu chí xanh trong nền kinh tế
Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn” vừa qua, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho hay: Tại Việt Nam, xây dựng nền kinh tế xanh đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Từ chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Cùng với đó, Quốc hội cũng đã ban hành, bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh.
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam |
Từ năm 2021 đến nay, các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh và đã đạt được những kết quả bước đầu, có tác dụng tích cực đối với tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.
Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành và nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện nay còn gặp nhiều rào cản. Hiện các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao.
Bên cạnh đó, vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
Các ngành sản xuất năng lượng sạch như gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao; vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
Các ngành sản xuất năng lượng sạch, như: gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Cần xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế xanh bền vững, hiệu quả
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia được xây dựng tập trung vào mục đích thống kê, theo dõi chỉ tiêu công và chỉ tiêu tư nhân, tạo nền tảng xây dựng các chính sách nhằm thu hút đầu tư. Theo đó, hướng đến xây dựng một công cụ thống nhất để đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế một cách toàn diện, trên cơ sở thống kê các hoạt động, dự án đóng góp cho nền kinh tế xanh.
Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến khi xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới. Dựa trên kinh nghiệm từ quốc tế, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống phân loại xanh theo danh mục tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với mục đích xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước sử dụng hệ thống phân loại xanh xác định các hoạt động kinh tế và đầu tư giúp thúc đẩy đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường (ví dụ như giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050).
Hệ thống phân loại xanh hỗ trợ, đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế thông qua thống kê theo dõi và báo cáo chi tiêu công, chi tiêu tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là nền tảng cơ bản để xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi xanh và điều tiết, thúc đẩy dòng vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các hoạt động đóng góp cho các mục tiêu môi trường, tăng trưởng xanh.
Dự thảo hệ thống ngành kinh tế xanh của Việt Nam được xây dựng dựa trên tham khảo và học hỏi từ các danh mục tiêu chuẩn trên thế giới, đồng thời điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với mục đích xây dựng và quốc gia hóa.
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia không trùng lặp, hay xung đột với Bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, trên cơ sở đánh giá hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, để từ đó chọn lọc các nhóm mục tiêu và đưa ra các định nghĩa, tiêu chí xác định mức độ xanh. Do đó, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia hướng đến xây dựng một công cụ thống nhất để đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế một cách toàn diện trên cơ sở thống kê các hoạt động, dự án đóng góp cho nền kinh tế xanh.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đóng vai trò rất quan trọng, cần được xem xét sớm ban hành làm cơ sở cho các bộ, ngành triển khai xây dựng hệ thống tiêu chí kỹ thuật phân loại xanh theo ngành, lĩnh vực nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Bộ KH&ĐT chia ngành kinh tế xanh thành 3 nhóm chính gồm: ngành xanh, ngành chuyển đổi và ngành phụ trợ. Thông qua quá trình phân loại, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đưa ra gồm 18 lĩnh vực xanh và 109 ngành kinh tế xanh.
Do đó, xây dựng và ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh là cơ sở pháp lý chính thức để xây dựng các cơ sở chính sách, cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc ngành, các hoạt động kinh tế đạt chuẩn xanh.
Những điểm cần lưu ý khi xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Trong nền kinh tế xanh, tăng trưởng doanh thu và tạo việc làm được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư công và tư với đặc điểm là sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, chất thải và ô nhiễm, ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái. Công nghệ xanh và các ngành công nghiệp là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia về tăng trưởng xanh. Những năm qua, nhiều mô hình tiêu dùng xanh được cộng đồng xã hội hưởng ứng như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối; dùng bình nước bằng thủy tinh, ống hút bằng tre hoặc giấy; sử dụng ly giấy thay ly nhựa, túi vải thay túi nylon,…
Để có nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, chúng ta cần phải tạo ra cải thiện phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái; tìm cách duy trì cân bằng vốn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phân phối công bằng của chúng, cho toàn nhân loại và cho các thế hệ tương lai. Nó đi đôi với việc sửa đổi các phương thức sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, để chúng tích hợp các hạn chế về môi trường và xã hội.
Cần thực hiện chủ trương về phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là bản chiến lược đầu tiên, toàn diện về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện trong nước và bắt kịp với xu hướng chung trên thế giới. Ngày 26/8/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP phê duyệt chủ trương đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Tiếp theo đó, cần chú ý về pháp lý của nền kinh tế xanh ở Việt Nam: Nhận thức về bảo vệ môi trường cần được nâng cao trong xã hội trên cơ sở đổi mới tư duy, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Tuyên truyền, giáo dục về môi trường là việc làm trọng yếu, từ đó có những hành động thiết thực trong công tác phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống biến đổi khí hậu,... triển khai thực hiện phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các chính sách về môi trường cần được tiến hành cải cách; hệ thống thuế tài nguyên, thuế môi trường cần được tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh và hoàn thiện.
Đầu tư cho khoa học và công nghệ cần được tăng cường, đồng thời tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề phát triển kinh tế xanh như giảm thiểu phát thải carbon, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường.
Môi trường đầu tư cần được cải thiện, tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, trong đó tập trung huy động nguồn vốn nước ngoài. Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài không chỉ góp phần phát triển kinh tế xanh, mà còn giúp doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm từ phía doanh nghiệp nước ngoài.
Bà Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Bà Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định, phát triển nhanh và bền vững và phát triển kinh tế xanh: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay, bà Tạ Thị Yên đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện nền kinh tế xanh tại Việt Nam: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về kinh tế xanh. Đây chính là yếu tố quan trọng, tiên phong quyết định hướng đi “xanh” của nền kinh tế; tạo được sự đồng thuận, đồng lòng từ Chính phủ đến doanh nghiệp và người dân nhằm giải quyết các thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Bên cạnh đó, tập trung khai thác và phát triển hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng bền vững thay thế cho nguồn năng lượng ảnh hưởng đến môi trường; đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, tập trung thiết kế ra các sản phẩm có thể tái sử dụng, sửa chữa, tái sản xuất, tái chế, để giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, cần tăng cường hợp tác quốc tế ở cấp độ song phương và đa phương, lan tỏa thông điệp về một Việt Nam quyết tâm chuyển đổi xanh, học hỏi công nghệ, là đối tác tích cực của cộng đồng quốc tế chung tay giải quyết bài toán chung của toàn cầu.
Nguồn: Cần thiết phải có một bộ tiêu chí xanh trong nền kinh tế