Công nghệ làm mát cá nhân lên ngôi thời biến đổi khí hậu
Ứng dụng công nghệ phát triển du lịch thông minh Khuyến khích các cơ sở xả thải đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm |
Áo khoác điều hòa giúp giải tỏa nắng nóng mùa hè. Ảnh: ITN |
Công ty Liberta có trụ sở tại Tokyo đã cho ra mắt các sản phẩm quần áo sử dụng nhiều hình in khiến người dùng cảm thấy mát mẻ, đặc biệt là khi họ đổ mồ hôi. Liberta cho biết bản in sử dụng các vật liệu như xyltol, tạo cảm giác mát mẻ khi phản ứng với nước và mồ hôi.
Một công ty khác tại Nhật Bản có tên MI Creations chuyên bán ống làm mát cổ chủ yếu cho công nhân nhà máy và nhà kho. Sản phẩm có dạng tuýp, màu sắc rực rỡ với chất gel bên trong, chỉ cần đặt trong tủ lạnh 20 phút có thể giúp làm mát cho người đeo nó trong khoảng 1 giờ.
Công ty sản xuất quần áo cho công nhân xây dựng Workman vừa qua cũng đã sản xuất hàng loạt phiên bản áo khoác có quạt và được nhiều người ưa chuộng. Áo khoác của Workman có 2 chiếc quạt điện cỡ lòng bàn tay chạy bằng pin sạc được lắp vào mặt sau áo. Chúng hút không khí để sau đó tạo ra một làn gió với tốc độ thay đổi lên cơ thể người mặc. Những chiếc áo khoác được bán lẻ với giá 12.000 đến 24.000 yen (82-164 USD).
Chikuma, một công ty có trụ sở tại Osaka thậm chí còn sáng tạo ra những chiếc áo khoác và váy công sở được trang bị cả quạt điện. Những chiếc áo khoác này không cần cài khuy nhờ cấu trúc đặc biệt kẹp quạt thành hai lớp và giữ không khí mát bên trong.
Các loại áo khoác được sản xuất bởi những công ty khác lại có ống để bơm nước xung quanh thân người mặc hoặc bạn có thể chọn loại có quạt tích hợp thổi không khí trực tiếp vào cơ thể.
Một số công ty may mặc sử dụng gói chứa chất lỏng không phải nước, được gọi là "vật liệu thay đổi pha” hoặc PCM. Những vật liệu này sẽ hấp thụ nhiệt của cơ thể khi chúng chuyển từ dạng rắn hoặc nửa rắn sang dạng lỏng.
Các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho hay, nhu cầu về các giải pháp làm mát cá nhân đang bùng nổ với doanh số bán hàng tăng vọt. Những chiếc áo khoác có gắn thiết bị làm mát được dự đoán sẽ trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới như một lựa chọn để chống lại nắng nóng.
Nguồn:Công nghệ làm mát cá nhân lên ngôi thời biến đổi khí hậu