Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 20°C

Cụ thể hóa chính sách đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước từng bước được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành nước được tăng cường.
Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia Nhiều thách thức trong bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước từng bước được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành nước được tăng cường.

Để cụ thể hóa Kết luận số 36-KL/TƯ ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các địa phương đã ban hành Chương trình hành động nhằm đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Tại Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố vừa ban hành Chương trình hành động số 27-CTr/TU về thực hiện Kết luận số 36-KL/TƯ, ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình nêu rõ mục đích, yêu cầu và các mục tiêu cụ thể. Theo đó, đến năm 2025, toàn thành phố có 100% hộ gia đình ở thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, từ hệ thống cấp nước tập trung và cấp nước cụm hộ tại những khu vực không thể kết nối với hệ thống cấp nước tập trung; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các lưu vực phụ thuộc vào nguồn nước xả bổ sung từ các hồ thủy điện.

Cụ thể hóa chính sách đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước từng bước được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành nước được tăng cường.

Cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế; cải tạo, nâng cấp các công trình lấy nước dọc sông Đà, sông Hồng, sông Đuống bảo đảm không phụ thuộc nguồn nước xả tăng cường từ các hồ thủy điện vào vụ xuân hằng năm…

Đến năm 2030, thành phố tiếp tục duy trì bảo đảm 100% hộ gia đình ở thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, từ hệ thống cấp nước tập trung và cấp nước cụm hộ tại những khu vực không thể kết nối với hệ thống cấp nước tập trung. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các địa bàn khu vực có các bãi xử lý rác của thành phố. Cơ bản hoàn thành giải pháp làm sống lại dòng sông Đáy; hoàn thành Dự án trạm bơm Liên Mạc giai đoạn 1. Hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ...

Đến năm 2045, thành phố sẽ chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm 100% các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Để hoàn thành các mục tiêu này, chương trình hành động đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho: Đảng đoàn HĐND thành phố; Ban Cán sự đảng UBND thành phố; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; các ban Đảng và Văn phòng Thành ủy; các cấp ủy Đảng trực thuộc và các sở, ban, ngành của thành phố.

Tại Yên Bái, UBND tỉnh cũng vừa ban hành Kế hoạch số 93 thực hiện Quyết định số 1595, ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36, ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 121 ngày 31/8/2022 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kế hoạch cũng yêu cầu các Sở, ban ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý Nhà nước triển khai, thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, gồm: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đâp, hồ chứa nước; Nâng cao chất lược công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; Chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước; Nâng cao chất lượng, hiệu quả, chất lượng vận hành bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Phòng, chống, giảm tác động bất lợi của thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ; Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi với các Bộ ngành và phối hợp với cá địa phương đảm bảo an ninh nguồn nước.

10 nhiệm vụ trọng tâm

Quyết định số 1595/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, 10 nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm an ninh nguồn nước mà các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện. Đó là:

1. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

4. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản.

5. Nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

7. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu.

8. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

9. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

10. Tăng cường hợp tác, ngoại giao với các đối tác quốc tế và các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam.

Nguồn:Cụ thể hóa chính sách đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…