Đắk Lắk: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk: Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn xổ nhụy, làm quả Đắk Lắk: Những công trình thắp sáng vùng quê biên giới |
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 có 20% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý, quá trình sản xuất kinh doanh; 50% số doanh nghiệp kinh doanh qua mạng (thương mại điện tử); đẩy mạnh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong hầu hết các giao dịch tài chính, hoạt động mua sắm của cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập; 100% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử. Thành lập 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số, tổng quy mô hoạt động khoảng 500 – 1.000 người ; thu hút từ 1-5 doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn đầu tư vào Đắk Lắk.
Đến năm 2030, có trên 90% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý, quá trình sản xuất kinh doanh; trên 80% số doanh nghiệp kinh doanh qua mạng (thương mại điện tử); đẩy mạnh thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong các giao dịch tài chính, mua sắm của cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập. Thành lập 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số, tổng quy mô hoạt động khoảng 500 – 1.000 người; thu hút từ 5-10 doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn trở lên đầu tư vào Đắk Lắk…
Một doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột ứng dụng công nghệ vào quá trình chế biến trái cây sấy. (Ảnh minh họa) |
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh sẽ cải cách thể chế để thu hút đầu tư cho công nghệ số trong tất cả các lĩnh vực theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số; xây dựng các chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Đắk Lắk; xây dựng chính sách chuyển đổi số, đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin và sở hữu trí tuệ để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế số; thành lập các cơ sở đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, tự động hóa… của tỉnh để đào tạo kiến thức, tay nghề chất lượng cao…
Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 12.075 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng hơn 400 doanh nghiệp công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn có quy mô nhỏ, chủ yếu mua bán thiết bị và cung cấp dịch vụ và sản phẩm đóng gói.
Nguồn: Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh