Đắk Lắk: Nỗ lực giảm phát thải sản xuất vì một nền nông nghiệp xanh
Yêu cầu cấp thiết
Thực tế cho thấy, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và tạo sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, đóng góp gần 15% GDP quốc gia.
Tuy nhiên, nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu mà còn là nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể. Các kết quả khảo sát cho thấy, sản xuất nông nghiệp góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Phát thải khí trong sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực trồng lúa nước, chăn nuôi và quản lý đất, sử dụng phân bón và quản lý đất phát thải, đốt tàn dư thực vật… Trong đó, gần 70% phát thải CO2 đến từ các hoạt động trồng trọt.
Sản xuất cà phê bền vững ở Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp công bằng Ea Kmat - Hòa Đông (huyện Krông Pắc). |
Tại Đắk Lắk, sản xuất nông nghiệp chiếm cơ cấu chủ đạo trong nền kinh tế, do đó riêng lượng phân bón sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 1,2 triệu tấn/năm, trong đó phân vô cơ chiếm 60%, phân hữu cơ chiếm 40%. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 1,2 triệu tấn phế phụ phẩm và khoảng 4 triệu tấn chất thải trong chăn nuôi được dùng để sản xuất phân bón hữu cơ. Bình quân lượng phân bón sử dụng theo diện tích gieo trồng là 4 tấn/ha/năm. Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp hiện đang là yêu cầu cấp thiết, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng. Chính vì vậy, Đắk Lắk đã định hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, bền vững, bảo vệ tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái theo hướng tăng trưởng xanh. Địa phương khuyến khích người dân duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng khí thải gắn với tái tạo rừng.
Phát biểu tại Diễn đàn “Nông nghiệp sinh thái: Giải pháp giảm phát thải và phát triển nông nghiệp bền vững” (tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột ngày 20/10), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, Việt Nam đã có những cam kết với quốc tế về thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Bộ đang tích cực triển khai xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm kế hoạch “Giảm phát thải khí mê-tan trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030". Cùng với đó, Bộ đẩy mạnh thực hiện “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1/2022, với mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiệu có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải nhà kính.
Xây dựng nền sản xuất có trách nhiệm
Để thực hiện được chiến lược và các cam kết quốc tế nói trên, việc thực hiện những giải pháp giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau.
Vùng trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông (huyện Krông Búk). |
Ông Phạm Phú Ngọc, Trưởng bộ phận hỗ trợ nông nghiệp Nestlé Việt Nam chia sẻ, trong sản
Với tư duy đổi mới và cùng hành động chuyển đổi mô hình sản xuất từ tăng trưởng về sản lượng, năng suất, sử dụng nhiều đầu vào, thâm dụng tài nguyên sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp xanh, ít phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững với một nền nông nghiệp xanh - giảm phát thải". Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh |
xuất cà phê, các địa phương, doanh nghiệp ở Tây Nguyên đã bước đầu quan tâm đến vấn đề nông nghiệp tái sinh. Nếu xu thế này trở thành chủ đạo, ngành cà phê ở Tây Nguyên sẽ tăng tính bền vững. Nông nghiệp tái sinh được Nestlé lồng ghép và thực hiện trong khuôn khổ Chương trình NESCAFÉ Plan nhằm mục đích bảo tồn và khôi phục đất nông nghiệp, hệ sinh thái và các tài nguyên quan trọng, mang lại lợi ích cho nông dân, môi trường và xã hội nói chung. Những lợi ích này bao gồm thu giữ carbon trong đất và sinh khối thực vật; cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất; giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp và giảm phát thải ròng khí nhà kính. “Nông nghiệp tái sinh là quay lại những gì của tự nhiên, trong đó có ba nhiệm vụ chính là bảo tồn đất, nước và đa dạng sinh học. Có nghĩa là tạo lại mô hình sinh thái cho cây cà phê giống như đang sống trong rừng nhưng môi trường tốt hơn. Chúng tôi đã xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái trên cây cà phê, ở đó kết hợp trồng xen hợp lý, áp dụng biện pháp tưới nước, bón phân tiết kiệm, giúp nông dân tiết kiệm được 40 – 60% lượng nước tưới và 20% lượng phân hóa học mỗi đợt”, ông Ngọc cho biết thêm.
Với mục tiêu là sản xuất có trách nhiệm giảm phát thải CO2 để hướng tới lộ trình giảm phát thải CO2 xuống mức “zero” (bằng 0) vào năm 2050, đồng thời đóng góp vào mục tiêu giảm khí thải nhà kính (GHG), nhiều năm qua Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) đã triển khai thực hiện các chương trình canh tác cà phê, hồ tiêu bền vững. Hiện nay nông dân trong dự án của Simexco đã giảm được 25% lượng nước tưới, hạn chế tối đa việc khai thác mạch nước ngầm. Dựa vào kết quả phân tích đất, bón phân theo khuyến cáo, nông dân đã giảm được lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật 15%; tăng phân hữu cơ vi sinh, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ; đưa ra quy trình ủ phân hữu cơ để nông dân áp dụng hiệu quả.
Nông dân ở xã Ea Tân (huyện Krông Năng) lắp đặt đồng hồ đo nước tưới tiết kiệm cho cà phê. |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh: "Cần phải có cơ chế chính sách thúc đẩy nông nghiệp sinh thái. Cần rà soát cơ chế chính sách bổ sung những chỗ còn thiếu và chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, các địa phương để chúng ta có những cụm ngành đổi mới sáng tạo hay những cụm ngành về vườn ươm cho đổi mới sáng tạo. Rất mong chúng ta có những hành động trên thực tiễn thúc đẩy càng mạnh, lan rộng càng mạnh càng tốt, hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Nguồn: Nỗ lực giảm phát thải sản xuất vì một nền nông nghiệp xanh