Tứ Kỳ (Hải Dương): Phụ nữ Kỳ Sơn làm men vi sinh “biến rác thành phân”
Thực hiện vận động “Gia đình 5 có, 3 sạch” và xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn (giai đoạn 2021 – 2025) Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đi đầu thực hiện phân loại tại hộ gia đình và thành công làm men vi sinh bản địa IMO “biến rác thải thành phân”.
![]() |
Người dân xã Kỳ Sơn phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình và ủ thành phấn vi sinh |
Để cuộc cuộc vận động “Gia đình 5 có, 3 sạch” và Đề án Xử lý chất thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn đi vào thiết thực hiệu quả, xã Kỳ Sơn xác định Hội Liên hiệp phụ nữ xã là nòng cốt đi đầu, hướng đến toàn dân trách nhiệm tham gia.
Phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Thị Hồi, cho biết: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của người dân về xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình, năm 2022 xã Kỳ Sơn đã triển khai thí điểm mô hình "Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình" vơi 400 hộ tham gia bằng hình thức đào hố có lắp đậy.
Năm 2024, xã tiếp tục phát động người dân đăng ký, phân loại rác bằng thùng nhựa có lắp đậy. Hiện nay, xã Kỳ Sơn có 1.925/2.892 hộ đăng ký tham gia sử dụng phân loại xử lý rác thải hữu cơ bằng đào hố ủ và thùng phi ủ rác (đạt 67%).
Hội Liên hiệp phụ nữ xã tích cực đi đầu phối hợp với UBND xã, các ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ cách thức phân loại rác theo đúng quy trình và làm thành công men vi sinh bản địa IMO .
![]() |
Hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kỳ Sơn tợ làm men vi sinh bản địa IMO để biến rác hữu cơ thành phân vi sinh |
Chị Phạm Thị Huyền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kỳ Sơn, chia sẻ: Hội Liên hiệp phụ nữ xã đẩy mạnh triển khai việc tự làm men vi sinh để ủ rác thải hữu cơ tại các gia đình, bới phân loại và xử lý được rác hữu cỡ bắt buộc phải có men vi sinh. Từ đó, người dân chủ động được men vi sinh IMO giảm thiểu được chi phí, nguồn cung, các hộ dân thực hiện tốt hơn phân loại, ủ rác thành phân tại gia đình…
Qua việc được tập huấn và được chuyển giao công nghệ cách tạo men vi sinh bản địa IMO gồm 2 loại: Men khô và men nước. Men được làm từ: Cám gạo, sữa chua, men rượu, men tiêu hóa, đường và chuối.
Men có nhiều công dụng, như: Xịt khử mùi hôi trong không khí; dùng ủ rác thải hữu cơ để thành phân bón vi sinh hoặc chế tạo thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
![]() |
Hội Liên hiệp phụ nữ xã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân phân loại rác và ủ phân |
Sau khi được Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và huyện Tứ Kỳ tập huấn, thực hiện thí điểm làm thành công chế phẩm men vi sinh bản địa IMO, tháng 7/2024 Hội liên hiệp phụ nữ xã Kỳ Sơn đã ra mắt mô hình "Chi hội làm men vi sinh bản địa IMO" với 19 thành viên tham gia.
Hội đã tổ chức, hướng dẫn các thành viên cách xử lý rác thải hữu cơ, công thức tạo men vi sinh bản địa IMO. Từ Lượng men được các hội viên phụ nữ làm ra, đã giúp các hộ gia đình chủ động ủ rác hữu cơ, tạo được ra lượng phân bón vi sinh cải tạo đất, tăng lượng mùn; độ phì nhiêu... giúp cây trồng sinh trưởng tốt, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, giảm hàm lượng chất hoá học trong nông sản; thân thiện với môi trường, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.
![]() |
Xã Kỳ Sơn đã có 5/9 Chi hội tiến hành làm men vi sinh bản địa IMO |
Sau thời gian triển khai, mô hình Chi hội làm men vi sinh bản địa IMO để xử lý rác thải hữu cơ, xã Kỳ Sơn đã có 5/9 Chi hội tiến hành làm men, tổng số men thu được là trên 200kg men vi sinh bản địa IMO.
Hội Liên hiệp phụ nữ xã cùng chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn và cách làm men vi sinh bản địa IMO tại 5 thôn: Ngọc Trại, Ngọc Lý, Tứ Kỳ Thượng, Đại Đình, Kim Đôi.
Tại hội nghị, Chi hội trưởng đã tặng mỗi hộ 500 gram men IMO để xử lý rác hữu cơ. Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kỳ Sơn đang đề xuất xin cấp bản quyền men vi sinh bản địa IMO để bán ra thị trường, dùng men đổi rác thải nhựa bán gây quỹ, giúp đỡ chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, neo đơn...
![]() |
Phân vi sinh đang mang lại nhiều lợi ích cho các loại cây trồng |
Đến thăm mô hình VAC của nhà chị Phạm Thị Hải, thôn Tứ Kỳ Thượng. Bên vườn rau xanh mướt, chị Hải vui vẻ nói: Gia đình tôi thực hiện việc làm men vi sinh bản địa IMO, đã mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế, giảm chi phí phân hoá học. Men vi sinh bản địa IMO còn có thể xử lý mùi hôi của rác sinh hoạt và chất thải chăn nuôi ao, vườn, chuồng, trạị… tạo được lượng phân bón cho rau, cây ăn quả với bộ lá xanh, không bị sâu,và hạn chế lượng rác thải ra môi trường.
![]() |
Làm men vi sinh bản địa IMO ở xã Kỳ Sơn, đã đem lại hiệu quả “kép” |
Việc triển khai phân loại rác tại nguồn và làm men vi sinh bản địa IMO ở xã Kỳ Sơn, đã đem lại hiệu quả “kép” là giảm lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường và rác thải qua xử lý trở thành nguồn phân bón sạch cho cây trồng. Việc phân loại và xử lý rác thải tại gia đình từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
Nguồn: Tứ Kỳ (Hải Dương): Phụ nữ Kỳ Sơn làm men vi sinh “biến rác thành phân”
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/2/2025: Tuổi Dần khá vất vả, tuổi Mão tiền bạc rủng rỉnh

Đắk Lắk: Những sáng tạo độc đáo từ “cây nhà lá vườn”

Chiều nay (21/2) vàng thế giới và trong nước đều quay đầu giảm

Lộ diện 8 đội vào tứ kết U20 châu Á 2025

An Giang: Nhiều thách thức trong phân loại chất thải rắn
