Đắk Lắk: Phát triển TP. Buôn Ma Thuột khai thác nguồn lực từ cơ chế đặc thù
Đắk Lắk: Say thơm mùa hoa cà phê Đắk Lắk: Tưng bừng Lễ hội Hảng Pồ Xuân Quý Mão |
Khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính
Ngày 3/1/2023, UBND tỉnh đã có kế hoạch triển khai Nghị quyết số 72 nhằm cụ thể hóa những nội dung của nghị quyết này; sớm đưa cơ chế, chính sách vào thực tiễn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh mẽ, góp phần xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo mục tiêu đã đề ra tại Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.
Tỉnh yêu cầu từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện tinh thần chủ động, trách nhiệm, quyết tâm chính trị cao để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND TP. Buôn Ma Thuột, các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là người đứng đầu trong việc chủ động liên hệ với các bộ, ngành Trung ương, thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gắn với lộ trình phù hợp để tập trung chỉ đạo, đạt kết quả cao nhất.
Một góc đô thị Buôn Ma Thuột. |
Theo Giám đốc Sở Tài chính Bùi Văn Yên, trong điều kiện của tỉnh còn nhiều khó khăn thì cơ chế chính sách đặc thù của Quốc hội về tài chính ngân sách là rất quan trọng, tạo nguồn lực đáng kể cho địa phương. Năm 2023, TP. Buôn Ma Thuột được Trung ương phân bổ hơn 336 tỷ đồng để chi thường xuyên theo Nghị quyết 72, có bao gồm chi cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 1 của Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND, ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk, ngân sách cấp huyện (bao gồm TP. Buôn Ma Thuột) không có nhiệm vụ chi sự nghiệp y tế. Do đó, Sở Tài chính đang tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp để TP. Buôn Ma Thuột được hưởng và sử dụng toàn bộ phần ngân sách tăng thêm này trên cơ sở điều chỉnh Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND để chi đầu tư cho sự nghiệp y tế.
Đối với chính sách về dư nợ vay, ngành tài chính sẽ xác định cụ thể số dư nợ vay tăng thêm
TP. Buôn Ma Thuột sẽ tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết 72/2022/QH15 đến cấp ủy, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân nhằm tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ và sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của nghị quyết này đối với sự phát triển của thành phố nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. Từ đó, phối hợp, đồng lòng, đoàn kết triển khai thực hiện nghị quyết nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả nhất. |
hằng năm (20%), thông báo cho UBND TP. Buôn Ma Thuột, Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất các dự án ODA trên địa bàn thành phố. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 5 năm và kế hoạch vay, trả nợ hằng năm từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại, bảo đảm tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Quyết liệt, trách nhiệm trong thực hiện
Ông Trần Đức Nhật, Phó Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết 72 mới chỉ là khung chính sách mang tính định hướng, dẫn dắt, đặt nền tảng, tạo dư địa. Do đó, thành phố xác định phải khẩn trương, quyết liệt, nỗ lực, trách nhiệm nhiều hơn mới có thể phát huy được hiệu quả và dư địa của chính sách. Ngay sau khi Nghị quyết 72 được ban hành, địa phương đã chủ động phối hợp với Sở Tài chính để đề xuất phân cấp toàn bộ số tiền được bổ sung tăng thêm từ cơ chế chính sách của nghị quyết này; phối hợp và xin ý kiến thống nhất để phân bổ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm theo mục tiêu: chỉnh trang đô thị, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. Buôn Ma thuột đến năm 2045, chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu…
Với cơ chế, chính sách đặc thù của Quốc hội, TP. Buôn Ma Thuột sẽ có thêm nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng. Trong ảnh: Thi công đường Đông -Tây, một dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. |
Thành phố cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, phòng, ban chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành tham mưu thực hiện hiệu quả các cơ chế. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được định hướng tại Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ, địa phương đã chủ động ưu tiên nguồn lực từ nguồn vốn đầu tư công để đầu tư, xây dựng và cải tạo nhiều tuyến đường giao thông mang tính kết nối, lan tỏa; cải tạo nhiều công viên, hoa viên, bổ sung và thay thế hệ thống cây xanh, cải tạo nâng cấp vỉa hè, suối, hồ đập… để ngày càng tiến gần và đạt mục tiêu đề ra là xây dựng "thành phố xanh, bản sắc".
Cũng theo ông Trần Đức Nhật, để Nghị quyết 72 nhanh chóng đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, thành phố sẽ khẩn trương, quyết liệt, chủ động tập trung triển khai các nhiệm vụ được tỉnh giao. Địa phương chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, đề xuất dự án sử dụng vốn vay ưu đãi; rà soát quỹ đất hiện có theo quy hoạch để kêu gọi thu hút các dự án đầu tư theo nghị quyết của Quốc hội; đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục đầu tư các cụm công nghiệp nhằm tạo quỹ đất thu hút các dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư vào địa bàn thành phố. Chính quyền thành phố cũng sẽ tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành đẩy nhanh việc triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về: quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt.
Nguồn: Phát triển TP. Buôn Ma Thuột: Khai thác nguồn lực từ cơ chế đặc thù