Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
Điểm tin ngân hàng ngày 14/4: Chuyên gia dự báo nợ xấu ngân hàng có thể tăng nhẹ trong 2025 Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước bơm ròng gần 24 nghìn tỷ đồng |
ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa hoàn tất đợt phát hành trái phiếu thứ hai trong năm 2025, huy động thành công 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu mang mã ACB12502 được phát hành ngày 10/4, có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 5,6%/năm và dự kiến đáo hạn vào năm 2027.
![]() |
ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai |
Trước đó, vào cuối tháng 3, ACB đã phát hành lô trái phiếu đầu tiên trong năm với mã ACB12501, huy động 1.500 tỷ đồng cùng kỳ hạn và lãi suất. Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, ACB đã thu hút tổng cộng 2.500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Theo kế hoạch được Hội đồng quản trị phê duyệt ngày 17/3, ACB dự kiến phát hành tối đa 20.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong năm 2025, chia thành tối đa 10 đợt. Các trái phiếu phát hành đều không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp.
Các đợt phát hành được thực hiện theo phương thức riêng lẻ, thông qua đại lý phát hành hoặc bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Lãi suất do Tổng Giám đốc quyết định, có thể là cố định, thả nổi hoặc kết hợp, và được thanh toán định kỳ 12 tháng/lần.
Nguồn vốn huy động từ trái phiếu sẽ được ACB sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay, đầu tư và bảo đảm tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Aeon Việt Nam thu hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận gần bằng thị trường Trung Quốc
Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon vừa công bố kết quả kinh doanh năm tài khóa 2024 (1/3/2024 – 28/2/2025), ghi nhận doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt hơn 3.000 tỷ đồng (tương đương 17,3 tỷ yên), tăng 13,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đạt khoảng 730 tỷ đồng (4,2 tỷ yên), tăng 8,6%.
Mặc dù doanh thu tại Việt Nam chỉ bằng 25% so với Trung Quốc (68,1 tỷ yên), lợi nhuận lại gần tương đương, cho thấy biên lợi nhuận tại thị trường Việt Nam đang ở mức rất cao. Nhờ kết quả ấn tượng này, Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn thứ ba của Aeon Mall, sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Bất chấp những khó khăn như sức mua giảm tại miền Nam, siêu bão Yagi khiến một số trung tâm thương mại tạm đóng cửa vào tháng 9 và nhu cầu mua sắm sụt giảm trong tháng 7, hoạt động bán lẻ tại Việt Nam vẫn được đánh giá ổn định.
Tính đến nay, Aeon đã vận hành 7 trung tâm thương mại tại Việt Nam, trong đó mới nhất là Aeon Mall Huế (5,1 ha) khai trương vào tháng 9/2024. Doanh nghiệp Nhật Bản này cũng đang đẩy mạnh mở rộng hiện diện, với kế hoạch khởi công Aeon Mall Hải Dương (3,5 ha) vào ngày 19/4 tới.
Bên cạnh Việt Nam, các thị trường lớn khác của Aeon như Indonesia và Campuchia cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu lần lượt 35,7% và 9,5%. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được xem là “mỏ lợi nhuận” nước ngoài hàng đầu của Aeon.
Ngân hàng Nhà nước cắt giảm 30% thủ tục, số hóa toàn diện trong năm 2025
Ngày 14/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1746/QĐ-NHNN, triển khai kế hoạch cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2025, theo tinh thần Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ.
![]() |
Ngân hàng Nhà nước cắt giảm 30% thủ tục, số hóa toàn diện trong năm 2025 |
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu mạnh mẽ: cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết; rút ngắn 30% thời gian xử lý và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Đồng thời, toàn bộ thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp sẽ được số hóa 100%, thực hiện trực tuyến, thông suốt, minh bạch và không dùng giấy tờ.
Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc phân cấp, phân quyền trong xử lý thủ tục, cùng với rà soát và cải cách toàn bộ thủ tục nội bộ giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hành chính, hướng đến một bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả và hiện đại.
Thống đốc yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai, đảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện. Văn phòng Ngân hàng Nhà nước được giao làm đầu mối điều phối, theo dõi và báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để có phương án xử lý phù hợp.
Đây được xem là bước đi quyết liệt nhằm tạo hành lang thông thoáng, hiện đại hóa môi trường kinh doanh, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng.
Những ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2025
Trong tháng 4/2025, mặt bằng lãi suất tiết kiệm tiếp tục xu hướng hạ nhiệt nhẹ, với mức giảm phổ biến từ 0,05 đến 0,5 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng nhờ chính sách ổn định.
Ở kỳ hạn 1 tháng, VCBNeo (trước đây là CBBank) giữ vững ngôi đầu với lãi suất 4,05%/năm, không thay đổi so với tháng trước. Vikki Bank đứng thứ hai với 3,9%/năm, giảm 0,5%. Các ngân hàng MBV, NCB và BVBank lần lượt theo sau với lãi suất 3,8%/năm. Trong khi đó, nhóm ngân hàng quốc doanh như Agribank, BIDV, Vietcombank duy trì lãi suất thấp hơn, từ 1,6% đến 2,1%/năm.
Tại kỳ hạn 6 tháng, VCBNeo tiếp tục dẫn đầu với mức lãi suất cao nhất là 5,5%/năm, theo sau là MBV và Vikki Bank với 5,3%. Nhóm Big 4 ngân hàng vẫn giữ mức lãi suất khiêm tốn từ 2,9% đến 3,5%.
Với kỳ hạn 12 tháng, MBV đang dẫn đầu nhóm ngân hàng thương mại với lãi suất 5,7%/năm. VCBNeo và Saigonbank cùng niêm yết mức 5,6%/năm. Trong khi đó, VietinBank, BIDV và Agribank giữ mức 4,7%/năm, Vietcombank thấp hơn một chút với 4,6%.
Đáng chú ý, một số ngân hàng tung ưu đãi lãi suất cao cho các khoản tiền gửi lớn. Vikki Bank áp dụng mức 7,5%/năm cho tiền gửi từ 999 tỷ đồng. MSB, HDBank và PVcomBank thậm chí chạm ngưỡng 8-9%/năm cho khoản tiền từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng, cho thấy sự phân hóa rõ rệt theo quy mô tiền gửi trong bối cảnh lãi suất chung giảm.
Tỷ giá USD ngày 15/4:Thế giới lao dốc, thị trường trong nước biến động trái chiều
Sáng ngày 15/4, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 24.886 VND/USD, giảm 37 đồng so với cuối tuần trước. Trong khi đó, chỉ số US Dollar Index (DXY) – thước đo sức mạnh của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt – tiếp tục lao dốc, xuống còn 99,64 điểm, giảm 0,46% và tiệm cận mức thấp nhất trong 3 năm qua.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tại Sở giao dịch NHNN, tỷ giá tham khảo USD mua vào - bán ra được điều chỉnh giảm về mức 23.692 - 26.080 VND/USD. Trong khi đó, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD lại được điều chỉnh tăng. Tại Vietcombank, tỷ giá hiện được niêm yết ở mức 25.610 - 26.000 VND/USD, tăng 80 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước.
Ở chiều ngược lại, tỷ giá EUR tại Sở giao dịch NHNN được điều chỉnh tăng lên 26.905 - 29.738 VND/EUR. Tỷ giá Yên Nhật ổn định ở mức 166 - 183 VND/JPY.
Trên thị trường tự do, tỷ giá USD quay đầu tăng nhẹ 7 đồng ở cả hai chiều mua – bán, lên mức 26.027 - 26.127 VND/USD (tính đến 5h sáng 15/4).
Đồng USD tiếp tục suy yếu trên thị trường quốc tế trong bối cảnh lo ngại về tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. So với đồng euro, đồng USD gần như đi ngang ở mức 1,1359 USD/EUR, sau khi chạm đỉnh 1,1473 USD/EUR vào cuối tuần trước – mức cao nhất kể từ tháng 2/2022.
Đồng USD cũng giảm 0,39% so với Yên Nhật, xuống mức 142,93 JPY/USD. Trước đó, vào ngày 11/4, đồng USD từng giảm về 142,05 JPY/USD – mức thấp nhất trong vòng 7 tháng.
Ngoài ra, đồng bảng Anh tăng 0,61% lên 1,3159 USD, trong khi đô la Úc nhích nhẹ 0,16% lên 0,6295 USD. Đồng Nhân dân tệ giao dịch ở nước ngoài giảm 0,42%, xuống mức 7,312 CNY/USD – gần mức thấp kỷ lục ghi nhận hồi tuần trước.
Nguồn: Điểm tin ngân hàng ngày 15/4: ACB huy động thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu đợt hai
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Quảng Ninh: Nông nghiệp phát huy vai trò "trụ đỡ" cho kinh tế nông thôn

Đắk Lắk: Con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ trải dài hàng nghìn kilômét.

Liverpool đè bẹp Tottenham, đăng quang Premier League sớm 4 vòng đấu

Hà Nội đẩy mạnh phát triển kinh tế ngành, góp phần tăng trưởng GRDP

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản
