Doanh nhân trẻ nặng lòng với gốm sứ Việt
Qua bao biến cố thăng trầm, nhiều nghệ nhân, doanh nhân trong nghề dù đã cố gắng gìn giữ những nét đẹp truyền thống và mong muốn phát triển nghề với lòng tự hào dân tộc. Nhưng thực tế cho thấy nghề gốm sứ thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn, đang loay hoay tìm thị trường, phần nào chưa đáp ứng kịp thị hiếu người tiêu dùng, chưa phát triển xứng tầm với nền gốm sứ lâu đời và tinh xảo của Việt Nam thời hội nhập. Hiểu được tầm quan trọng và giá trị sâu sắc của nền gốm sứ nước nhà, cũng là tình yêu, đam mê vô bờ bến với gốm sứ Việt, Doanh nhân Đỗ Văn Tam đã vượt qua mọi trở ngại tìm ra những lối đi riêng từng bước đưa nền gốm sứ Việt Nam trở về đúng với giá trị, để vươn mình ra quốc tế.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, có truyền thống làm gốm sứ, chàng trai trẻ Đỗ Văn Tam sau mỗi giờ tan học đều mải mê làm bạn cùng với “đất”. Nhờ quá trình trưởng thành cùng đất và gốm mà tình yêu với đồ gốm sứ đã trở nên bất diệt, nghề gốm sứ cũng từ đó mà ăn sâu vào tiềm thức tâm hồn anh. Từ nhỏ, anh đã luôn đau đáu ấp ủ cho mình một nỗi niềm, phải làm sao chế tác ra những tuyệt phẩm, mang lại và gìn giữ được những nét đẹp là bản sắc văn hóa dân tộc, gửi tâm hồn mình vào giá trị văn hóa đặc sắc của gốm sứ Việt. Đồng thời truyền bá tư tưởng đó thông qua những sản phẩm gốm sứ chính hãng, an toàn đến được với người tiêu dùng ở muôn nơi.
Cơ duyên đến với gốm sứ và lòng tự tôn dân tộc cao cả
Được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm gốm tuy nhiên để bén duyên với nghề và có được thành công như ngày hôm nay doanh nhân trẻ Đỗ Văn Tam đã trải qua không biết bao nhiêu thử thách.
Doanh nhân Đỗ Văn Tam – chủ chuỗi cửa hàng Gốm sứ Tam Hợp; chuyên gia trong lĩnh vực quà tặng doanh nghiệp về gốm sứ.... |
Được biết, lúc bấy giờ vì hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên anh đã không theo học bài bản về gốm sứ và cũng không đi học đại học, mà quyết định bươn trải để phụ giúp gia đình vượt qua những khó khăn trước mắt. Là một chàng trai với suy nghĩ đơn thuần mang một trái tim đầy nhiệt huyết, anh đã lăn lộn kiếm sống với đủ nghề, chịu đựng những va vấp khổ cực của một thời. Có những lúc anh đã tưởng mình không thể vượt qua và gục ngã. Mỗi lần như thế anh đã nghĩ nhiều về gia đình về những ước mơ hoài bão còn nung nấu vẫn đang quần quật cháy trong tim, mà vượt qua tất cả. Cũng vì tình yêu gốm sứ, sự thôi thúc đó đã đưa anh tới quyết tâm xây dựng cơ nghiệp bằng sự đam mê của mình.
Chỉ bằng chiếc xe thồ thô sơ anh đã chở đầy ắp những sản phẩm gốm sứ mang linh hồn của quê hương và tình yêu của mình hàng ngày rong ruổi trên khắp nẻo đường ngõ xóm miền bắc, để giới thiệu sản phẩm gốm sứ Việt tới tận tay người tiêu dùng bằng nhiều cách. Xe thồ là bạn, đồ gốm sứ là tình yêu, nơi anh đi qua là nhà, nơi anh ngả lưng là giường, những miếng lương khô vài bữa cơm sơ sài, cùng với việc không quản nắng mưa, ròng rã 2 năm trời, đã làm cơ thể anh dần suy kiệt nặng nề, không thể gắng gượng tiếp. Anh đã muốn bỏ cuộc và buông xuôi tất cả, tưởng rằng mọi đam mê, hoài bão của anh từ đây đã chấm dứt trong đau đớn và dằn vặt.
Sau dài ngày chữa trị và hồi phục, anh hiểu được rằng, anh không thể tiếp tục như trước, anh cần có một ngã rẽ khác phù hợp hơn với cơ thể và cuộc đời mình, còn một chút đồng vốn cuối cùng anh quyết định đi học tại một trường ở Hà Nội. Để có tiền tiếp tục theo học, trong lúc khó khăn một lần nữa số phận lại đẩy anh tới gốm sứ. Vừa học vừa làm, hàng ngày anh đem những sản phẩm gốm sứ đi chào hàng, để có tiền trang trải học phí. Đồng thời, lấy đó làm cơ hội để tìm hiểu thị hiếu của từng phân khúc khách hàng trong những môi trường khác nhau. Từ đây cũng dần giúp anh hiểu biết hơn và định vị đúng hơn về nhu cầu thị trường gốm sứ.
Sau khi ra trường anh được một Công ty Nhật Bản tại Hải Phòng tuyển chọn về làm việc, qua quá trình làm việc và học hỏi một cách nghiêm túc, cộng với việc thông qua đây anh được đi thăm quan các khu du lịch, trung tâm thương mại... Nhận thấy người dân nhiều nơi rất chú trọng sử dụng các vật dụng rất cao cấp và tinh xảo, trong khi đó mình lại có kiến thức và nguồn hàng của những sản phẩm đó, một tia hi vọng lại lóe lên trong đầu “Mình hoàn toàn có thể xây dựng được sự nghiệp gốm sứ với những đối tượng khách hàng có nhu cầu phù hợp”.
Năm 2005, doanh nhân trẻ Đỗ Văn Tam bắt đầu đem những sản phẩm của mình để chào bán tại thị trường Hải Phòng và được khách hàng ở đây đón nhận rất tốt. Đến năm 2007, anh xin nghỉ hẳn trong Công ty Nhật Bản, để tập trung làm riêng cho sự nghiệp gốm sứ ấp ủ bao lâu nay. Từ lúc áp dụng kỹ thuật, kỷ luật từ doanh nghiệp Nhật Bản vào công việc một cách thuần thục và hiệu quả. Chỉ trong khoảng 2 đến 3 năm, anh đã xây dựng được thương hiệu và có lượng khách hàng ổn định, có mối quan hệ với gần 500 đại lý trên toàn quốc.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ hàng gốm sứ giá rẻ Trung Quốc cũng bắt đầu tràn vào Việt Nam, hàng thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng chuộng gốm sứ rẻ, chưa có định dạng rõ ràng về chất lượng, dẫn tới hàng Việt có chất lượng tốt rất khó tiêu thụ. Cứ thế thị trường đi xuống nặng nề, hàng Việt chững lại giai đoạn dài, dẫn tới nguồn vốn kinh doanh bị thâm hụt. Một lần nữa công việc kinh doanh đi vào bế tắc và thất bại. Cũng là một lần nữa chàng trai trẻ đối diện với những khoản nợ, những áp lực từ gia đình và mọi người xung quanh cũng bắt đầu gièm pha, phán xét.
Đặc biệt, khi đó nhìn đám bạn cùng trang lứa, người thì ổn định với mức lương nghìn đô và một sự nghiệp vững chắc; người đã khởi nghiệp thành công và bắt đầu mua nhà, mua xe. Còn anh, gần như trở lại con số 0 cùng với rất nhiều gánh nặng về tiền bạc và áp lực tâm lí vây quanh lên cuộc sống. Bức tranh khởi nghiệp của một doanh nhân trẻ với tình yêu mãnh liệt đó đã dần trở nên u tối.
Sau cú ngã ấy, anh đã rất băn khoăn liệu chăng có nên quay trở lại “cuộc chơi”. Rất nhiều những áp lực “vô hình” vây quanh làm anh chùn bước. Anh bắt đầu lo sợ con đường mình đi có đúng, sân chơi này có dành cho mình, mình có phù hợp với cái nghề này không?...bao nhiêu câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu. Anh bắt đầu nghi ngờ về khả năng của mình. Đây là giai đoạn anh tự giới hạn bản thân nhất trong những năm qua, anh tự ti về bản thân, nhiều đêm thao thức suy nghĩ và nghi ngờ chính bản thân mình. Nỗi sợ về thất bại cứ thế mà tăng lên gấp bội.
Giờ đây anh có 2 lựa chọn, một là chấp nhận làm kẻ thất bại, hai là bước tiếp và anh đã chọn số hai. Anh chia sẻ: “Quyết định số hai cũng chưa chắc là mình đúng, mình hoàn toàn có thể thất bại. Đối với mình thì tệ nhất là mình lại quay trở về số 0 thôi, cũng không chết được còn lại có thêm bài học nữa. Vậy thì cứ đi thôi”.
Chính từ những thất bại và gian khổ đã trải qua, anh hiểu mọi thứ chỉ là thử thách, với nghị lực của mình, một lần nữa anh đã đứng dậy, tiếp tục học hỏi tìm tòi, từ đó đã dần khắc phục những khó khăn. Thất bại vừa qua cũng chính là may mắn, đã cho anh những bài học ý nghĩa, càng giúp anh tìm ra đúng giá trị của gốm sứ Việt. Cho anh có thêm động lực hoàn thiện phương pháp kinh doanh, tìm ra ngách thị trường phù hợp hơn, nâng tầm từng sản phẩm gốm sứ Việt. Từ đây, anh đã thành công từng bước xây dựng lại sự nghiệp gốm sứ của mình, không những thế còn được nhiều người tiêu dùng chất lượng hơn đón nhận.
Sau những cú ngã, chàng trai vẫn kiên trì, bền bỉ trở lại “cuộc chơi” với một tình yêu mãnh liệt đam mê phát triển gốm sứ Việt |
Trên hết, với tinh thần tự tôn dân tộc cao cả và mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những sản phẩm kém chất lượng du nhập vào thị trường Việt, chàng trai đã tìm tòi và học hỏi không ngừng. Năm 2020 anh theo học khóa học IPS của Luật sư - Diễn giả Phạm Thành Long và tham gia vào cộng đồng BNI. Qua đó, anh đã dần biết cách đưa được doanh nghiệp của mình lên hệ thống internet, hiểu hơn về thị trường online. Đồng thời, có cơ hội đưa những sản phẩm mang dấu ấn thời gian có giá trị cả về vật chất và tinh thần của người Việt đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Sau tất cả những thăng trầm, cuộc sống anh đã dần trở về trạng thái cân bằng, mọi thứ ổn định và bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển. Anh nhận ra chính bản thân mình có thể vượt qua được những vấn đề mà trước đây khó có thể giải quyết được một cách dễ dàng. Mình hoàn toàn có thể kiếm ra dòng tiền cao hơn gấp 10, 20 lần so với khả năng của trước đây. Những thử thách trong khởi nghiệp là thứ dường như phải có và ai có tình yêu đủ lớn với nghề thì chắc chắn sẽ vượt qua “Thế mới thấm câu thử thách càng lớn thì thành công càng lớn”.
Hiện nay, doanh nhân Đỗ Văn Tam sở hữu chuỗi cửa hàng Gốm sứ Tam Hợp tại Hà Nội, Hải Phòng; là địa chỉ phân phối cho hàng nghìn đại lý trên toàn quốc; trở thành chuyên gia trong lĩnh vực gốm sứ với vật phẩm marketing là quà tặng doanh nghiệp. Không những thế anh còn được biết đến với vai trò là một chuyên viên đào tạo truyền cảm hứng trong lĩnh vực doanh nhân kinh doanh.
Chính vì lớn lên từ nghèo khó cùng một tấm lòng thiện nguyện cao cả, ngoài thực hiện tốt chuyên môn trong sản xuất kinh doanh, doanh nhân Đỗ Văn Tam luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xã hội. Anh tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa như xây trường học, ủng hộ khắc phục thiệt hại về thiên tai, tài trợ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn...
Doanh nhân Đỗ Văn Tam tài trợ, ủng hộ khắc phục thiên tai tại tỉnh Quảng Trị |
Đồng tài trợ hoạt động, xây dựng điểm trường mầm non Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu |
“Người Việt dùng hàng Việt” - đưa gốm sứ chính hãng, an toàn đến người tiêu dùng
Với phương châm "Người Việt dùng hàng Việt" anh luôn tận tâm giúp cho đối tác của mình xây dựng nên 01 cửa hàng kinh doanh gốm sứ hiệu quả, chất lượng. Để đạt được tầm nhìn đó, Gốm Sứ Tam Hợp Bát Tràng tập trung vào các giá trị cốt lõi: Uy tín – Tận tâm – Cải tiến. Luôn giữ cam kết với đối tác và khách hàng về chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ; Tận tâm, tư vấn, triển khai, chế độ hậu mãi tuyệt vời, luân chuyển sản phẩm và tránh bị tồn hàng; Luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, cập nhật những xu hướng mới nhất, cải tiến quy trình phục vụ một cách tốt nhất.
Doanh nhân Đỗ Văn Tam chia sẻ: “Nhắc đến gốm sứ, chắc hẳn ai cũng nghĩ một cái gì đó truyền thống, một thứ gì đó hết sức khó khăn. Tuy nhiên vì niềm say mê gốm sứ tôi đã vượt qua những rào cản đó, học hỏi và tìm đến nền tảng internet để lan tỏa hơn những giá trị đích thực của gốm sứ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Qua đó, có thể phần nào giúp mọi người có cái nhìn thấu đáo hơn về giá trị của gốm sứ và trân trọng hơn về gốm sứ Việt”.
Hơn 25 năm qua bằng sự say mê và tâm huyết gìn giữ tâm hồn đất Việt, gốm sứ Tam Hợp Bát Tràng đã trở thành đơn vị cung cấp các sản phẩm chất lượng, cùng đội ngũ nhân viên tận tình, tận tâm đã giúp cho hàng chục nghìn đại lý nâng cao doanh số, hơn 5000 sản phẩm được tạo nên từ đôi tay của những nghệ nhân Bát Tràng. Gốm sứ Tam Hợp phục vụ nhiều danh mục đa dạng như: Gốm sứ gia dụng, gốm sứ tâm linh, gốm sứ quà tặng, gốm sứ nghệ thuật... cùng hệ thống kho bãi ở tại Bát Tràng-Gia Lâm-Hà Nội và Hải Phòng tạo nên một chuỗi logistic tại nhiều tỉnh trên cả nước với đội ngũ xe giao hàng nhanh chóng, chất lượng.
Một số hình ảnh sản phẩm Gốm sứ Tam Hợp được khách hàng đánh giá cao
Bộ đồ thờ kẻ vàng men rạn cổ tinh xảo |
Bộ ấm nâu hoa biển |
Bộ quà tặng gốm sứ gia dụng |
Cặp lục bình Phúc Đức - món quà gửi trao tâm ý người tặng |
Có thể nói, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không chỉ được đánh giá qua kỹ thuật của từng chi tiết mà còn phản ánh đúng giá trị sâu xa của nó. Từ những hòn đất vô tri, vô giác qua tình yêu và sự cống hiến của doanh nhân Đỗ Văn Tam, sự nhào nặn công phu và kỹ thuật chế tác đỉnh cao của các nghệ nhân, gốm sứ Tam Hợp đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc, là món quà đậm chất “tình”, mang giá trị Việt thiêng liêng cao cả. Bởi vậy mới nói gốm sứ Tam Hợp có giá trị sâu sắc là vậy!
Nguồn: Doanh nhân trẻ nặng lòng với gốm sứ Việt