Quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm công trình thủy lợi và diện tích đất gắn với công trình thủy lợi (riêng lòng hồ chứa thủy lợi gồm diện tích đất, mặt nước gắn với công trình được xác định từ cao trình mực nước dâng bình thường trở xuống) theo quy định của pháp luật về thủy lợi. Mọi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 21 Nghị định trên, tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bị thu hồi trong các trường hợp sau: Đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi có sự thay đổi về quy hoạch làm thay đổi nhiệm vụ hoặc công năng của tài sản; Khi có sự thay đổi về phân cấp quản lý; Tài sản được giao không đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định này. Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong quản lý theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản thuộc phạm vi quản lý.
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi sau khi thu hồi được xử lý theo các hình thức sau: Giao cho đối tượng khác quản lý theo quy định tại Nghị định này hoặc điều chuyển.
Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi: Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này lập hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi cùng cấp. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị thu hồi tài sản (trong đó xác định cụ thể việc thu hồi tài sản thuộc trường hợp nào theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này): 01 bản chính.
Danh mục tài sản đề nghị thu hồi (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình trạng tài sản): 01 bản chính. Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý, cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có văn bản đề nghị kèm theo bản sao hồ sơ quy định (nêu trên) gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh.
(Ảnh minh họa). |
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi.
Hồ sơ báo cáo gồm: Tờ trình của cơ quan chuyên môn về thủy lợi: 01 bản chính. Danh mục tài sản đề nghị thu hồi (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình trạng tài sản): 01 bản chính. Ý kiến bằng văn bản của cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan: 01 bản sao. Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thu hồi tài sản không phù hợp. Nội dung của Quyết định thu hồi tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định thu hồi tài sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo các hình thức quy định tại khoản 5 Điều này, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 7, 8, 22 của Nghị định này xem xét, quyết định.
Việc tổ chức thực hiện quyết định xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 7, 8, 22 của Nghị định này. Trong thời gian chờ xử lý tài sản thu hồi, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản bị thu hồi có trách nhiệm bảo quản, bảo vệ tài sản và đảm bảo việc vận hành theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính hoặc đề nghị của cơ quan chuyên môn về thủy lợi và các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Căn cứ kết luận, quyết định, đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chuyên môn về thủy lợi hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Việc xử lý tài sản sau khi có Quyết định thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều này.
Nội dung chủ yếu của Quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm: Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản bị thu hồi. Danh mục tài sản thu hồi (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình trạng tài sản); lý do thu hồi (nêu cụ thể trường hợp thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này). Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Nguồn: Quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi