Dự báo nhiều thương vụ ngân hàng bán vốn cho nước ngoài trong năm 2023
Việt Nam, khát vọng và năng lượng 2023 “Tăng tốc” cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2023 |
Ảnh minh họa |
Báo cáo phân tích, các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng đòn bẩy cao và chịu áp lực huy động vốn. Tăng cường nguồn vốn của các ngân hàng là rất quan trọng đối với sự bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam.
Tỷ lệ CAR chung của toàn ngành vào cuối tháng 10/2022 là 11,7%, cao hơn so với mức yêu cầu tối thiểu của Basel II là 8,0%. Tuy nhiên, tỷ lệ CAR của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (NHTM Nhà nước) chỉ ở mức 9,0%, cao hơn một chút so với mức yêu cầu tối thiểu 8,0%.
Vì vậy, các NHTM Nhà nước sẽ phải huy động thêm vốn để có thể cải thiện ''bộ đệm vốn''. Việc này cấp thiết đối với trường hợp của VietinBank, nhưng hiện tại ngân hàng này khó có thể huy động thêm vốn khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài gần như đã được lấp đầy trong bối cảnh room ngoại bị giới hạn.
Nhóm phân tích tin rằng, các ngân hàng có vốn nhà nước đang khát vốn do đây là những ngân hàng có tỷ lệ CAR thấp nhất trong ngành. Điều này cũng được phản ánh qua tỷ lệ Tài sản/Vốn chủ sở hữu quý 3/2022, tỷ lệ này tương đối cao tại các ngân hàng có vốn Nhà nước như VietinBank (16,5 lần) và BIDV (21,5 lần), so với mức trung vị ngành là 13,3 lần.
Mặt khác, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn được tạm hoãn trong giai đoạn dịch COVID bùng nổ, nhưng mọi thứ đã đi qua. Mức tỷ lệ tối đa giảm xuống còn 34% vào tháng 10/2022 và sẽ tiếp tục giảm còn 30% từ tháng 10/2023. Do đó, các ngân hàng có thể sẽ cần huy động thêm nguồn vốn trung và dài hạn trong thời gian tới.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng các ngân hàng sẽ tăng vốn chủ sở hữu, đặc biệt là các ngân hàng vẫn còn room ngoại. Báo cáo ghi nhận, NHNN gần đây đang xem xét việc nới room cho các ngân hàng đã tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém (như HDBank, MB và VPBank) lên cao hơn so với mức hiện tại là 30%, nhưng sẽ không vượt qua mức 49%.
Tuy nhiên, Yuanta Việt Nam không cho rằng việc này sẽ xảy ra trong ngắn hạn do nguồn vốn tại các ngân hàng này thực sự khá vững chắc và sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.
Dù vậy, nếu NHNN xem xét việc nới room lên trên mức 30% (giả sử là 35%), điều đó chắc chắn sẽ giúp cải thiện bộ đệm vốn. Nhóm phân tích đánh giá điều này sẽ có lợi cho các ngân hàng đã hết room ngoại như là VietinBank, với tỷ lệ sở hữu nước ngoài gần đạt 30% và ngân hàng này cũng cần tăng thêm vốn.
Được biết, VPBank có kế hoạch sẽ bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhóm phân tích kỳ vọng giao dịch này sẽ hoàn tất vào đầu năm 2023.
Vietcombank cũng có dự kiến bán 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn trong hai năm qua. Ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
Nguồn:Dự báo nhiều thương vụ ngân hàng bán vốn cho nước ngoài trong năm 2023