Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C

EU nhập khẩu nhiều LNG của Mỹ hơn khí đường ống của Nga

Lần đầu tiên, Liên minh châu Âu đã nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ vào tháng 6 nhiều hơn so với khí đốt từ Nga, do Moscow cắt giảm nguồn cung cho châu Âu, Fatih Birol, Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.
Pakistan nhập khẩu dầu nhiên liệu cao nhất trong 4 năm EU tìm kiếm các thỏa thuận về luật khí hậu với cam kết "xanh"
EU nhập khẩu nhiều LNG của Mỹ hơn khí đường ống của Nga

"Việc Nga cắt giảm mạnh dòng khí đốt tự nhiên tới EU đồng nghĩa với việc đây là tháng đầu tiên trong lịch sử EU nhập khẩu nhiều LNG từ Mỹ hơn là thông qua đường ống từ Nga", Birol cho hay, chia sẻ một phân tích từ IEA.

Người đứng đầu cơ quan có trụ sở tại Paris nói thêm: "Nguồn cung của Nga giảm cho thấy nỗ lực giảm nhu cầu của EU để chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn".

Nguồn cung từ Nga thấp hơn đáng kể kể từ giữa tháng 6 và việc bảo trì định kỳ sắp tới tại Nord Stream sẽ tạm dừng hoàn toàn việc giao hàng qua đường ống trong hai tuần, đã khiến châu Âu phải tranh giành để lấp đầy các địa điểm lưu trữ khí đốt.

EU đã nhập khẩu khối lượng LNG kỷ lục của Mỹ trong những tháng gần đây, mặc dù các nhà phân tích cho rằng, chỉ nhập khẩu LNG không thể thay thế khí đốt đường ống của Nga.

Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã chứng kiến ​​mức nhập khẩu LNG cao kỷ lục trong tháng 4, do giá giao ngay ở châu Âu cao hơn so với châu Á đã thu hút các nhà cung cấp có điểm đến linh hoạt để vận chuyển LNG đến châu Âu. Các nhà cung cấp này hầu hết đến từ Mỹ, EIA cho biết.

Chỉ tính riêng trong tháng 4 năm 2022, năm quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Ba Lan - chiếm 54,1% tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ, dữ liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy vào đầu tháng này.

Theo các nhà phân tích, châu Âu vẫn phải đối mặt với những khó khăn về nguồn cung vào mùa đông này nếu họ không thực hiện các biện pháp để bảo tồn năng lượng.

Hồi đầu tháng 6, ông Birol cũng cho rằng châu Âu phải đối mặt với "cảnh báo đỏ" về nguồn cung khí đốt vào mùa đông tới.

Nguồn: EU nhập khẩu nhiều LNG của Mỹ hơn khí đường ống của Nga

Bình An
nangluongquocte.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

BP bỏ mục tiêu năng lượng tái tạo, quay trở lại dầu khí

BP bỏ mục tiêu năng lượng tái tạo, quay trở lại dầu khí
BP dự kiến ​​sẽ công bố trong tuần này về việc sẽ chuyển trọng tâm trở lại dầu khí, từ bỏ mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo gấp 20 lần vào năm 2030.

Điểm tin ngân hàng ngày 25/2: Cựu nhân viên SeABank tiếp tay cho nhóm lừa đảo chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng

Điểm tin ngân hàng ngày 25/2: Cựu nhân viên SeABank tiếp tay cho nhóm lừa đảo chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước giảm 6 đầu mối, tối ưu hóa bộ máy tổ chức; Pi Network "nhảy múa" giá sau khi lên sàn; Đề xuất lập mô hình ngân hàng số tại trung tâm tài chính; Nợ xấu ngành ngân hàng giảm 5 điểm cơ bản trong năm 2024…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/2: Dự báo thị trường bất động sản Cần Thơ tăng trưởng mạnh

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/2: Dự báo thị trường bất động sản Cần Thơ tăng trưởng mạnh
TPHCM hoàn tất cấp sổ hồng cho 51 dự án nhà ở thương mại; Liên danh Coteccons, Fecon, CC1 trúng thầu gói 3.100 tỷ đồng tại sân bay Long Thành; Đồng Nai thu hồi 9 khu đất tại huyện Thống Nhất để đấu giá quyền sử dụng đất; Đà Nẵng cho phép người nước ngoài mua nhà tại dự án Capital Square 2 và 3…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý.

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới
Thị trường vừa chứng kiến VN Index có phiên bứt phá mạnh mẽ, chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, cao hơn mức ghi nhận trong các phiên bùng nổ trước đó, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vượt mốc 1.300 điểm sớm cũng có thể xảy ra những đợt rung lắc mạnh trong những phiên tới, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và linh hoạt.

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 25/2, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh tiến gần đến vùng giá 3.000 USD/ounce. Thị trường tròng nước cả vàng miếng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.