Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 26°C

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội đồng Cây Di sản (trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa thông qua danh sách gần 150 cây cổ thụ tại các tỉnh, thành trên cả nước đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam. Trong đó tỉnh Lâm Đồng nhiều nhất với 108 cây.

Theo thông tin từ Hội đồng Cây Di sản, các cây được công nhận lần này đều có tuổi đời hàng trăm năm, phân bố tại nhiều địa phương gồm TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Long An,

Đặc biệt, nhiều cây cổ thụ gắn liền với di tích lịch sử, đình làng, chùa chiền và các địa danh văn hóa, mang giá trị đặc biệt về sinh học, lịch sử – văn hóa và tâm linh. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng là địa phương đứng đầu về số lượng (108 cây cổ thụ) được xét công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản trong đợt xét lần này. Tất cả đều là cây thông hai lá dẹt, có tuổi từ 400 đến 730 năm, chu vi thân từ hơn 3 mét đến gần 6 mét, ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (nằm trên địa giới hành chính xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương).

Đứng thứ hai trong danh sách này, là tỉnh Tuyên Quang (25 cây) và tất cả đều là những cây nghiến cổ thụ, chu vi thân từ 2,5 đến 4,5 mét (có tuổi từ 350 đến gần 1.000 năm) ở thôn Biến, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình.

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Ảnh minh hoạ. Nguồn: GB).

Tỉnh Hà Giang có 04 cây gồm 01 cây gạo, 02 cây đa và 01 cây nhội ở Tổ dân phố 1, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc. Trong đó, cây gạo gần 200 năm, đường kính thân gần 2 mét, cao 28 mét; 02 cây đa trên 200 năm, chu vi thân hơn 8 mét và cây nhội khổng lồ hơn 200 năm và có chu vi thân tới 5 mét.

Tiếp đến là tỉnh Long An, với số lượng là 03 cây me ở xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành. Trong đó, 2 cây me được trồng trong khuôn viên đình Vĩnh Bình (ấp 3, xã Vĩnh Công) có tuổi gần 200 năm và 01 cây me ở ấp 5, được trồng cách đây 147 năm bên Lăng mộ lãnh binh Đoàn Ngọc Sỹ – người có công phò nhà Nguyễn, chống Thực dân Pháp xâm lược.

Tỉnh Thái Bình có 02 cây cổ thụ ở thôn Đan Hội, xã Quang Trung, huyện Hưng Hà vào danh sách Cây Di sản Việt Nam trong đợt xét lần này. Đó là cây ruối khổng lồ hơn 700 năm, chu vi thân tới 4,8 mét và cây đa hơn 200 năm, chu vi 15,8 mét.

Các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk), mỗi nơi chỉ có 01 cây cổ thụ được xét công nhận đủ tiêu chí công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Cụ thể là cây muỗm được trồng trong khuôn viên đình làng Lưu Khê, thôn Lưu Khê, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cách đây hơn 200 năm; cây thị được trồng trong khuôn viên chùa Hoàng Mai, phường Đồng Thái, quận An Dương (Hải Phòng) cách đây hơn 100 năm và cây chòi mòi chua (giới cây cảnh gọi là Linh sam) có tuổi 105 năm của vườn cây cảnh Đông Phương, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Được biết, danh sách gần 150 cây cổ thụ trên đã được Hội đồng Cây Di sản trình Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xem xét, quyết định công nhận.

Việc công nhận Cây Di sản không chỉ góp phần gìn giữ nguồn gen quý hiếm, mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ cây xanh, bảo tồn thiên nhiên và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Sự kiện vinh danh “Cây Di sản Việt Nam” được triển khai từ năm 2010, qua 15 năm đã có hơn 8.000 cây cổ thụ, quần thể cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Nguồn: Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thu Phương
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp
Quảng Ninh đã ghi nhận 4.350 loài thuộc hệ động thực vật, trong đó có tới 154 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (3,54%), 56 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 72 loài trong Sách đỏ IUCN. Kết quả tổng hợp số liệu về đa dạng sinh học cho thấy, tỉnh có trên 249 nguồn gen nguy cấp, quý hiếm có giá trị cần được bảo tồn. Sự đa dạng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp và cực đoan của thời tiết, Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó thiên tai một cách linh hoạt, bám sát thực tế nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn cho người dân và ổn định đời sống, kinh tế- xã hội trong mùa mưa bão năm 2025.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu chủ động bám sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ. Trong đó cần triển khai ngay các giải pháp thích ứng linh hoạt, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới
Saudi Aramco và nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc, BYD, sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc phát triển các công nghệ xe năng lượng mới, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước của Ả Rập Xê-út mới đây cho biết.

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, năm 2015 thầy Nguyễn Văn Tâm về dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư A Mung, huyện Ea H’leo). Đến tháng 8/2016 thầy Tâm đảm nhận thêm vai trò Tổng phụ trách Đội.