Giá cước taxi điện của Công ty GSM liệu có đủ cạnh tranh?
F88 lên tiếng về việc cơ quan công an nhiều địa phương kiểm tra hành chính các phòng giao dịch Công ty cổ phần Dược phẩm OPV bị xử phạt 120 triệu đồng |
Với giá mở cửa 1km đầu tiên là 20.000 đồng/km, từ km tiếp theo đến km thứ 25, giá cước là 15.500 đồng/km, và từ km thứ 26 trở đi, giá cước còn 12.500 đồng/km, CEO của GSM - ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định giá cước sẽ "cạnh tranh" so với thị trường.
Mới đây, theo chia sẻ trong một nhóm tài xế, bảng giá cước của công ty taxi điện GSM đã được hé lộ. Cụ thể, giá mở cửa 1km đầu tiên là 20.000 đồng/km . Từ km tiếp theo đến km thứ 25, giá cước là 15.500 đồng/km. Và từ km thứ 26 trở đi, giá cước còn 12.500 đồng/km .
GSM sẽ chính thức vận hành tại Hà Nội vào tháng 4 và có mặt tại ít nhất 5 tỉnh/thành phố lớn trong năm nay.
Trước đó, khi được hỏi về giá cước dịch vụ taxi GSM, ông Nguyễn Văn Thanh, CEO của GSM, giá cước sẽ "cạnh tranh" so với thị trường.
Bảng giá cước dịch vụ taxi GSM |
Theo ông Thanh, mô hình vận hành của GSM hoàn toàn giống với các hãng taxi truyền thống, chỉ khác ở 3 yếu tố gồm phương tiện (hoàn toàn là xe điện), công nghệ (đặt xe đa dạng - từ tổng đài, đặt tại điểm đỗ hoặc qua ứng dụng) và dịch vụ (tài xế được đào tạo bài bản, hiếu khách). GSM có 2 dòng sản phẩm taxi gồm taxi tiêu chuẩn sử dụng xe VF e34 và VF5 Plus trong khi taxi cao cấp sử dụng mẫu VinFast VF8.
Công ty này cũng đã công bố hợp tác với ứng dụng gọi xe Be. Theo đó, GSM sẽ đầu tư trực tiếp vào Be Group để hỗ trợ đối tác hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ, cũng như cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Ngoài ra, thông qua các đối tác tài chính, GSM sẽ hỗ trợ tài xế của Be Group chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện một cách thuận tiện và dễ dàng.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ, GSM và Be Group cũng sẽ hợp tác chia sẻ nền tảng gọi xe. Khách hàng gọi xe thông qua ứng dụng của Be Group có thể lựa chọn dịch vụ taxi điện của GSM, bên cạnh các dịch vụ beCar và beTaxi hiện có.
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất việc chuyển nhượng gần 50,8 triệu cổ phiếu VIC (tương ứng 1,31% vốn điều lệ Vingroup) thuộc sở hữu cá nhân để góp vốn vào Công ty Cổ phần Di chuyển xanh và Thông minh (GSM) như đã đăng ký.
Phần vốn góp được định giá 2.850 tỷ đồng, xác định bằng giá bình quân 50 phiên của cổ phiếu VIC tính đến ngày 25/3 và tương đương với 95% vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng của GSM. Giao dịch được thực hiện trong ngày 21/3 trên Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Công ty GSM được tỷ phú giàu nhất Việt Nam công bố quyết định thành lập vào ngày 6/3 chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê ôtô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast. Toàn bộ xe do GSM cung cấp và sử dụng là ôtô và xe máy điện VinFast, với quy mô đầu tư là 10.000 ôtô và 100.000 xe máy.
Nguồn: Giá cước taxi điện Công ty GSM của ông Phạm Nhật Vượng liệu có đủ cạnh tranh?