Gia Lai: Xây dựng kế hoạch bảo tồn 2 loài tê tê quý, hiếm
Gia Lai: Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch Gia Lai: Nét đẹp trong việc hiếu hỉ của người Jrai |
Tiến sĩ Hà Thăng Long-Trưởng Văn phòng Hội Động vật Frankfurt tại Việt Nam thông tin về vùng phân bố của 2 loại động vật quý, hiếm vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Phương |
Theo đó, 2 loài động vật này được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp, nhóm IB theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22-9-2021 của Chính phủ về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2023 của Chính phủ.
Tháng 12-2021, cán bộ bảo vệ rừng lần đầu tiên phát hiện và tháo gỡ 1 cá thể tê tê Java bị dính bẫy thuộc lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh; đến tháng 1-2022, nhóm điều tra, đặt bẫy ảnh của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã thu được hình ảnh chụp loài tê tê vàng. Hiện chưa có số liệu thống kê về số lượng cá thể, mật độ khu vực phân bố và đặc tính sinh học của 2 loài tê tê tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch bảo tồn 2 loài tê tê quý, hiếm. Ảnh: Minh Phương |
Tuy nhiên, nhằm bảo vệ số lượng cá thể và môi trường sinh thái tự nhiên, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cùng các chuyên gia, nhà khoa học, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng bàn các giải pháp để cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn 2 loài tê tê quý, hiếm này.
Mặt khác, Vườn tiếp tục tổ chức điều tra giám sát 2 loài tê tê bằng thiết bị bẫy ảnh; xác định khu vực phân bố, môi trường sinh thái, kết hợp tháo gỡ bẫy và ngăn chặn hoạt động săn bắn trên tuyến điều tra; tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ, bảo tồn tê tê cho người dân và học sinh tại 18 thôn, làng vùng đệm của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
Nguồn: Xây dựng kế hoạch bảo tồn 2 loài tê tê quý, hiếm