Giá tiêu hôm nay 21/3: Tiếp tục xu hướng đi ngang
Giá tiêu hôm nay 20/3: Dao động quanh mốc từ 64.000 – 66.500 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 19/3: Tăng 500 đồng/kg trong tuần qua |
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai đang được thương lái thu mua ở mức 64.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.
Tại Đông Nam bộ giá tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mốc 66.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.500 đồng/kg.
Ảnh minh họa. |
Trong 3 tháng đầu năm nay, giá tiêu tăng mạnh ngay cả khi đang trong vụ thu hoạch. Theo đó, tính đến ngày 20/3, giá tiêu tăng 6.600 đồng/kg (tương đương 10%) so với đầu tháng 1 lên khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.
Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) giải thích về nguyên lý, nguồn cung thời điểm hiện tại sẽ khá dồi dào vì đang trong thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, năm nay, thu hoạch tiêu chậm, tính trung bình cả nước mới chỉ thu hoạch 50 - 60% lượng tiêu của niên vụ 2022 - 2023.
“Năm nay giá nhân công thu hái cao hơn rất nhiều so với mọi năm. Ví dụ những năm trước, tiền thuê nhân công khoảng 250.000 - 300.000 đồng /công nhưng năm nay giá đó không thể thuê. Thậm chí, người dân trả cao hơn cũng không có người hái. Do đó, năm nay các hộ tự hái, thu hoạch đến đâu, bán đến đó, chưa kể bà con mất thêm thời gian phơi sấy nên tốc độ hàng ra thị trường “nhỏ giọt”. Điều này ảnh hưởng đến chuyện nếu có đơn hàng lớn thì doanh nghiệp cũng không thể mua số lượng lớn”, bà Liên nói.
Dự đoán giá tiêu trong thời gian tới, bà Liên cho biết về dài hạn, giá tiêu có thể tăng. Chu kỳ biến động của giá tiêu mất khoảng 7 - 10 năm. Chu kỳ giảm giá của cây tiêu Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2016 đến nay là 7 năm và sẽ sớm có sự điều chỉnh lên trở lại.
Giá tiêu thế giới
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.497; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.021 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn.
Tuần này, vào ngày 20 và 21/3, cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ là tâm điểm của thị trường tài chính - chứng khoán toàn cầu.
Thị trường đang nghiêng về kịch bản Fed tăng 25 điểm cơ bản lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới. Thậm chí, có một số tổ chức dự báo Fed có thể tạm ngừng nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp tháng 3.
Động thái của Fed sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng USD. Tuần qua, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế ghi nhận đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với USD, khiến giá tiêu xuất khẩu của nước này phản ứng tiêu cực.
Thị trường trong nước, dòng tiền nội vẫn tương đối yếu do mặt bằng lãi suất trên thị trường vẫn còn cao hơn thời điểm trước Covid-19. Bên cạnh đó, những điểm nghẽn về trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản chưa được giải quyết triệt để.
Các chuyên gia nhận định, hiện đang là thời điểm "tiền mặt là vua". Với thị trường hồ tiêu, sự giằng co giữa người mua và người bán được thể hiện rõ, khi ai không phải vay mượn để nhập tiêu hay vì áp lực chi trả mà bán tiêu thì bên đó sẽ có lợi thế trong việc quyết định giá tiêu.
Hiện sản lượng vụ mới được đánh giá kém khả quan. Từ khi hồ tiêu rớt giá, các hộ dân ít chăm sóc, đầu tư nên dẫn đến tăng số lượng cây tiêu bị chết, sâu bệnh.
Cùng với đó, giá cả thấp nên người còn phá bỏ tiêu và thay thế bằng loại cây khác như: Cao su, sầu riêng và các loại cây ăn trái khác. Việc nhà nông bị thiệt hại kép vụ mùa này đang báo hiệu khó khăn tái đầu tư cho cây tiêu năm tới.
Như vậy nguồn cung trong ngắn hạn sẽ ngày càng ít đi. Trong khi nhu cầu thế giới sẽ sớm trở lại sau suy thoái toàn cầu.
Nguồn: Giá tiêu hôm nay 21/3: Tiếp tục xu hướng đi ngang