Giá xăng dầu hôm nay 3/3: Dầu Brent leo dốc khoảng 2,4%, dầu WTI tăng hơn 4,5%
Giá xăng dầu hôm nay 2/3: Tăng mạnh Giá xăng dầu hôm nay ngày 1/3/2024: Giá dầu thế giới tiếp tục giảm do dữ liệu lạm phát của Mỹ |
Thị trường thế giới
Giá dầu bắt đầu tuần bằng cú lội ngược dòng. Giá dầu đã lấy lại được gần 1/3 mất mát từ phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước bằng cú leo dốc hơn 1%. Sự tăng tốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung giảm do sự sụt giảm trong hoạt động lọc dầu của Mỹ, sự gián đoạn thương mại toàn cầu đã thắt chặt nguồn cung dầu diesel, và tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ vẫn bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi.
Đà tăng của giá dầu kéo dài sang phiên giao dịch thứ 2 của tuần. Tại phiên này, giá dầu cũng tăng hơn 1 USD khi thị trường tiếp nhận thông tin OPEC+ đang xem xét gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày sang quý II, thậm chí là kéo dài đến hết năm. Nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới giảm, cùng với sự gián đoạn nguồn cung qua Biển Đỏ khi Houthi tuyên bố sẽ chỉ dừng các cuộc tấn công khi Israel chấm dứt tấn công Gaza khiến thị trường dầu duy trì sắc xanh.
Từ 15h ngày 29/2, giá xăng E5 RON92 tăng 277 đồng/lít, không cao hơn 22.752 đồng/lít; xăng RON95 tăng 330 đồng/lít, không cao hơn 23.929 đồng/lít. |
Tuy nhiên, giá dầu không thể thiết lập hat-trick tăng ở phiên giao dịch thứ 3. Cả dầu Brent và WTI đã bỏ mức tăng gần như suốt phiên sau khi Fed kiên trì với quyết định giữ nguyên lãi suất trong tương lai gần. Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu Brent gần như đi ngang với mức tăng nhẹ và dầu WTI giảm.
Sự lao dốc của giá dầu WTI trong phiên giao dịch thứ 3 của tuần một phần là do báo cáo tồn kho từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy lượng tồn kho của Mỹ tăng mạnh tới 8,428 triệu thùng.
Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 4,2 triệu thùng tiếp tục đẩy giá dầu lao dốc ở phiên giao dịch thứ 4 của tuần. Tại phiên này, giá dầu khó có thể đảo chiều sau PCE của Mỹ cho thấy lạm phát tháng 1 phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế, nên vẫn có khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới và kết quả khảo sát cho thấy sản lượng của OPEC+ tăng.
Sự nín thở hóng quyết định của OPEC+ về cắt giảm sản lượng và một loạt các dữ liệu kinh tế từ Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã đẩy giá dầu tăng 2% ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy trong tháng 2 chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức trong lĩnh vực sản xuất đã giảm xuống 49,1, giảm tháng thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, lạm phát tại khu vực đồng Euro giảm 2,6% nhưng mức tăng giá cơ bản vẫn ở mức cao.
Với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên trái chiều, giá dầu tuần này đã ghi nhận một tuần tăng giá. Tuần trước, cả dầu Brent và WTI cùng lao dốc.
Thị trường trong nước
Từ 15h ngày 29/2, giá xăng E5 RON92 tăng 277 đồng/lít, không cao hơn 22.752 đồng/lít; xăng RON95 tăng 330 đồng/lít, không cao hơn 23.929 đồng/lít.
Trong khi đó, dầu diesel giảm 137 đồng/lít, không cao hơn 20.773 đồng/lít; dầu hỏa giảm 135 đồng/lít, không cao hơn 20.785 đồng/lít; dầu mazut tăng 30 đồng/kg, không cao hơn 15.959 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập quỹ bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước); không trích lập đối với các mặt hàng xăng, dầu diesl và dầu hỏa.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 3/3: Dầu Brent leo dốc khoảng 2,4%, dầu WTI tăng hơn 4,5%