Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Thị trường thế giới tăng giảm trái chiều
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ chiều 3/7 Giá xăng dầu hôm nay 03/7: Thị trường thế giới ghi nhận mức giá ổn định |
Giá dầu thế giới
Lo ngại nền kinh tế toàn cầu chậm lại và khả năng Mỹ tăng lãi suất vượt trội so với việc cắt giảm nguồn cung được công bố trong tháng 8 bởi các nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và Nga đã đẩy giá dầu lao dốc hơn 1% tại phiên giao dịch đầu tiên của tuần.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 1%, tương đương 76 cent, xuống mức 74,65 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,2%, tương đương 85 cent, xuống mức 69,79 USD/thùng.
Saudi Arabia sẽ gia hạn cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng nữa (tháng 8), đồng thời để ngỏ khả năng kéo dài việc cắt giảm sang những tháng sau đó.
Ngay sau thông báo của nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết Moscow sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Việc cắt giảm lên tới 1,5% nguồn cung toàn cầu và nâng tổng số cắt giảm dầu cam kết của các nhà sản xuất dầu OPEC+ lên tới 5,16 triệu thùng/ngày.
Theo các nhà phân tích, Riyadh và Moscow đã cố gắng đẩy giá dầu lên. Giá dầu Brent đã giảm từ mức 113 USD/thùng một năm trước xuống còn xa mốc 80 USD/thùng hiện tại do lo ngại về suy thoái kinh tế và nguồn cung dồi dào.
Tamas Varga, nhà phân tích của PVM cho biết cho biết, các nhà đầu tư đang trở nên lạc quan khi nửa cuối năm bắt đầu. Họ kỳ vọng nguồn cung dầu chặt chẽ hơn và cổ phiếu tăng cho thấy suy thoái kinh tế sẽ tránh được, mặc dù điều này có thể xảy ra trong gang tấc.
Cuối ngày 3/7, Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết nước này sẽ cắt giảm sản lượng dầu thêm 20.000 thùng trong tháng 8 để hỗ trợ các nỗ lực của Saudi Arabia và Nga nhằm cân bằng và ổn định thị trường dầu mỏ.
Giá dầu đã đảo chiều tăng nhẹ thay vì giảm ở đầu phiên giao dịch khi nhận được thông tin về cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện này.
Tuy nhiên, giá dầu sau đó trở lại đà lao dốc đầu phiên sau khi các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy hoạt động của các nhà máy toàn cầu trong tháng 6 sụt giảm do nhu cầu chậm ở Trung Quốc và châu Âu đã làm mờ triển vọng của các nhà xuất khẩu.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York, nhận xét giá dầu đang đối mặt với những cơn gió ngược kinh tế nghiêm trọng và thị trường đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của việc cắt giảm thêm dầu thô trong bối cảnh đó.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 4/7 được áp dụng theo phiên điều hành ngày 3/7 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng các loại giữ nguyên, giá xăng RON 95 giữ nguyên hơn 22.000 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 vẫn hơn 20.870 đồng/lít bán lẻ.
Đối với giá dầu, dầu diesel tăng 150 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 18.170 đồng/lít; giá dầu hoả tăng 130 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 17.950 đồng/lít. Riêng giá dầu hoả giảm hơn 130 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 14.580 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 18 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Trong 2 lần điều chỉnh gần đây, giá bán lẻ xăng vẫn được giữ nguyên, không thay đổi.
Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 21/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên giá xăng các loại, trong khi giá dầu có loại tăng cao nhất 150 đồng/lít, có loại giảm hơn 130 đồng/lít.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Thị trường thế giới tăng giảm trái chiều