Hà Nội: 29°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 23°C
Hải Phòng: 24°C

Hà Tĩnh: Cát xây dựng khan hiếm, người dân và doanh nghiệp gặp khó

Từ những tháng đầu năm 2025 đến nay, nhiều nơi trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cát trầm trọng. Giá cát tăng cao khiến doanh nghiệp và người dân gặp khó trong xây dựng dự án và nhà ở.

Cụ thể, giá cát xây dựng tại Hà Tĩnh đang tăng cao, có nơi lên đến hơn 400 nghìn đồng/m³, tạo áp lực chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Người dân xây dựng công trình phải điều chỉnh tiến độ, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung vì thiếu cát.

Anh Nguyễn Văn Anh, một người dân đang làm nhà ở TP Hà Tĩnh cho biết: “Từ ra Tết đến nay giá cát lên cao, thậm chí nhiều lúc không có cát nên công trình nhà của tôi phải tạm dừng để chờ cát. Giá cát lên nhanh như hiện nay thì chi phí làm nhà của tôi sẽ đội lên rất nhiều”.

Giá cát tăng cũng đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp. Ông Trương Quang Hòa, giám đốc một công ty xây dựng tại TP Hà Tĩnh cho biết: “Giá cát nền, cát đổ bê tông, cát xây đều tăng khoảng hơn 100 nghìn/m³. Điều đó đồng nghĩa là chi phí công trình sẽ đội giá rất nhiều. Đặc biệt, trong thời điểm chủ trương bỏ huyện, sát nhập xã như hiện nay nên tiến độ công trình càng gấp rút. Nếu chờ chủ trương xin điều chỉnh giá thì sẽ không kịp tiến độ. Điều này thực sự là khó khăn với nhà thầu”.

Ông Lê Văn Bính, chủ kinh doanh vật liệu xây dựng tại xã Nam Điền (huyện Thạch Hà) cho biết: "Nguồn cát đang khan hiếm, trong khi giá lại tăng nên bắt buộc phải nhập cát từ nơi khác". Hiện nay, giá cát xây dựng nhập về đến tận công trình dao động trên dưới 400 nghìn đồng/m3, tùy loại cát. Tuy đã mua tại mỏ ở Nghệ An, Quảng Bình nhưng do quãng đường vận chuyển xa cộng với chi phí vận chuyển lên nhiều khiến giá cát “đội” lên cao.

Hà Tĩnh: Cát xây dựng khan hiếm, người dân và doanh nghiệp gặp khó
Các bãi tập kết cát xây dựng luôn trong tình trạng khan hàng.

Tại bến cát của công ty CP Thương mại Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) có diện tích 0,45 hecta, sức chứa hơn 3.000 khối cát các loại. Thế nhưng, thời điểm này trên bến chỉ có hơn 500 khối cát. Dù doanh nghiệp đã có hợp đồng với 5 mỏ cát ở tỉnh Nghệ An, nhưng nguồn cát vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.

Ông Phùng Đức Bá, đại diện bên cát của Công ty CP Thương mại Xuân Lam cho biết: Vào mùa xây dựng thì nhu cầu cát tăng cao, thêm nữa đợt này mực nước Sông Lam cạn nên các mỏ có tàu thuyền lớn cũng khó khăn trong việc cập bến, vì thế nên các bãi cũng khan hiếm nguồn hàng và giá cả tăng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 8 mỏ cát, nhưng chỉ có 3 mỏ cát đang khai thác giấy phép vẫn còn hiệu lực. Trong khi nguồn cung thiếu hụt trầm trọng thì việc phê duyệt và cấp phép các mỏ cát đã đấu giá trúng quyền khai thác lại chưa được đẩy nhanh do phải thực hiện theo đúng trình tự và nhiều thủ tục.

Đơn cử, dù đã trúng đấu giá khoáng sản vào năm 2021, nhưng đến thời điểm này mỏ cát xây dựng bãi bồi sông Ngàn Sâu, xã Đức Liên, huyện Vũ Quang của Công ty CP Dịch vụ thương mại Hà Huy Phú; Mỏ cát xây dựng tại bãi bồi Bồng Bồng, xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê của Công ty TNHH Lê Tăng chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy phép khai thác khoáng sản, mặc dù hồ sơ đã hoàn thiện từ năm 2022 nhưng chưa được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn cung thiếu, giá tăng cao, nếu thực trạng này kéo dài không có phương án khắc phục nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến nhiều công trình đang thi công.

Nguồn: Hà Tĩnh: Cát xây dựng khan hiếm, người dân và doanh nghiệp gặp khó

Thu Hường
thiennhienmoitruong.vn

Tin mới nhất

Bắc Giang quy định mức hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

Bắc Giang quy định mức hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa
Các vùng quy hoạch trồng lúa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa; các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ được hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Lâm Đồng tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội

Lâm Đồng tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội
Tỉnh Lâm Đồng thành lập Ban Chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng nhà ở xã hội, hướng tới mục tiêu hoàn thành hơn 2.000 căn trong giai đoạn 2025 – 2030.

Afghanistan đối mặt với khủng hoảng y tế nghiêm trọng

Afghanistan đối mặt với khủng hoảng y tế nghiêm trọng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hơn 10% dân số Afghanistan, có thể mất quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào cuối năm 2025 do Mỹ chấm dứt viện trợ.

Điện Biên triển khai các dự án khắc phục sạt lở do thiên tai

Điện Biên triển khai các dự án khắc phục sạt lở do thiên tai
Từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương bổ sung, tỉnh Điện Biên triển khai dự án bố trí dân cư và bảo vệ hạ tầng, bảo đảm an toàn các vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Thái Nguyên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị ngành chè

Thái Nguyên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị ngành chè
Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh có 100% doanh nghiệp, hợp tác xã có vùng nguyên liệu chè ứng dụng công nghệ số trong canh tác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm…