Hậu Giang: Tiếp tục phát huy mô hình nông dân sản xuất giỏi
Cụ thể đó là ông Lê Văn Sáu, ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình và ông Võ Văn Em, ở ấp Long Trường 1, xã Long Thạnh. Cả 2 nông dân trên đều thành công với mô hình trồng cây ăn trái gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất như: sử dụng thiết bị máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ tưới nước tự động… Từ đó, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, mang lại hiệu quả sản xuất và giá trị kinh tế cao cho sản phẩm.
Ông Đồng Văn Thanh (bìa trái), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, tặng tranh kỷ niệm cho ông Võ Văn Em |
.Theo đó, với 5,5ha sầu riêng từ 5 năm đến hơn 25 năm tuổi của gia đình thì hàng năm, ông Lê Văn Sáu thu hoạch được 50-60 tấn trái, có năm trúng mùa thì năng suất đạt gần 100 tấn trái, giá bán bình quân khoảng 50.000 đồng/kg, cho lợi nhuận hàng tỉ đồng. Riêng ông Võ Văn Em thì có 16ha sầu riêng, thu hoạch hàng năm đạt khoảng 100 tấn trái (do cây còn nhỏ) và 20ha mít, thu hoạch hàng năm đạt từ 300-400 tấn trái, thu nhập hàng năm cũng đạt vài tỉ đồng. Đây đều là 2 nông dân đi tiên phong của mô hình trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao của địa phương và là điểm để bà con xung quanh làm cơ sở học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình. Ngoài mang lại hiệu quả sản xuất cho bản thân thì 2 nhà vườn trên còn tạo công ăn việc làm cho không ít lao động ở nông thôn khi thuê bà con chăm sóc vườn cây ăn trái của mình.
Đoàn công tác của UBND tỉnh nghe ông Lê Văn Sáu chia sẻ những hiệu quả khi ứng dụng máy bay không người lái vào phun thuốc bảo vệ thực vật cho vườn sầu riêng của mình. |
Chia sẻ tại buổi khảo sát thực tế, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đánh giá cao những cách làm của 2 hộ nông dân sản xuất xuất sắc Việt Nam năm 2022, nhất là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào canh tác nông nghiệp nhằm mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tới đây, 2 hộ nông dân trên cần tiếp tục phát huy những cách đã làm được để làm cơ sở cho bà con nông dân trong tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó, các ngành chức năng của tỉnh và địa phương cũng cần có giải pháp xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ tốt nhất để giúp người dân phát triển sản xuất, nhất là ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi hơn nữa việc sử dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho bà con…
Nguồn: Tiếp tục phát huy mô hình nông dân sản xuất giỏi