Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 19°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C

Hệ lụy từ khủng hoảng năng lượng tại châu Âu

Hóa đơn tiền điện tăng cao, chi phí sinh hoạt tăng mạnh, người dân châu Âu đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt khi mùa đông đang đến gần.
Biến đổi khí hậu đáng lo hơn khủng hoảng năng lượng G7 tranh luận về đầu tư nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng

Tính trung bình hiện nay mỗi hộ gia đình người dân Anh chi khoảng 10% thu nhập cho khí đốt và điện, con số đã tăng gấp đôi so với năm 2021. Và với thực tế là hoá đơn điện sẽ tăng khoảng 80% từ tháng 10 tới, chắc chắn gánh nặng tài chính với các hộ gia đình tại Anh sẽ ngày càng lớn hơn. Rất nhiều nước khác tại châu Âu đã và đang rơi vào tình cảnh giống Anh bởi rất ít chính phủ các nước này có các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trước bão giá năng lượng.

Về mặt đời sống, giá năng lượng tăng cao tạo ra một gánh nặng tài chính rất lớn lên các hộ gia đình. Từ khoảng vài tuần qua, tại Anh đã xuất hiện phong trào không trả hoá đơn năng lượng (Don’t pay UK), một phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối việc giá năng lượng sẽ tăng quá cao trong thời gian tới. Phong trào này hiện đã thu hút hơn 100.000 người tham gia và mục tiêu là sẽ lôi kéo được 1 triệu người phản đối trả hoá đơn tiền điện hay khí đốt, qua đó gây sức ép buộc chính phủ Anh thay đổi chính sách.

Hệ lụy từ khủng hoảng năng lượng tại châu Âu
Các nước châu Âu đang đối mặt nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Ảnh: DPA

Việc giá năng lượng tăng cao cũng là nguyên nhân lớn nhất đẩy lạm phát tại các nước châu Âu lên mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa Đông tới.

Về mặt kinh tế, khủng hoảng năng lượng đe doạ mọi lĩnh vực kinh tế. Khi nguồn khí đốt từ Nga bị cắt giảm, châu Âu hiện đang gấp rút tìm kiếm các nguồn thay thế, trong đó một lượng lớn là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập từ các nước như Mỹ, Qatar… Nhưng vấn đề ở đây là LNG mà châu Âu nhập từ Mỹ hiện quá đắt đỏ, đắt gấp 10 lần so với mức giá trung bình trong 1 thập kỷ qua và cũng đắt gấp khoảng 10 lần so với giá tại Mỹ.

Giới chuyên gia nhận định, việc châu Âu sắp cấm toàn bộ dầu mỏ của Nga và hiện đang cắt giảm lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga để chuyển qua mua LNG của Mỹ cũng tương tự như việc châu Âu phải đi mua dầu mỏ với giá 500 USD/thùng. Con số này thậm chí còn có thể cao hơn nữa trong những tháng tới, khi mùa Đông khiến nhu cầu năng lượng tại châu Âu tăng cao.

Với mức giá năng lượng nhập khẩu cao như thế, rất nhiều công ty châu Âu đã phải cắt giảm sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhà máy vì càng hoạt động sẽ càng thua lỗ. Mức giá năng lượng đó cũng khiến các công ty châu Âu suy giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Hậu quả trước mắt là sản xuất sụt giảm, đình trệ, thất nghiệp gia tăng còn về lâu dài thì sẽ là việc đánh mất khả năng cạnh tranh, thậm chí là phá sản.

Nguồn:Hệ lụy từ khủng hoảng năng lượng tại châu Âu

Lan Hương
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi cao dưới 8 độ C

Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi cao dưới 8 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 12-14 độ C, vùng núi từ 9-12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C; Bắc Trung Bộ phổ biến 13-16 độ C.

Điện Biên: Mưa lớn kèm dông lốc làm tốc mái 39 nhà dân

Điện Biên: Mưa lớn kèm dông lốc làm tốc mái 39 nhà dân
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Điện Biên. Từ ngày 21/2 - 24/2/2025, do ảnh hưởng của vùng mây gây mưa và dông lớn, kèm theo mưa đá tại một số xã trên địa bàn đã khiến 39 ngôi nhà của người dân bị thiệt hại.

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới
Thị trường vừa chứng kiến VN Index có phiên bứt phá mạnh mẽ, chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, cao hơn mức ghi nhận trong các phiên bùng nổ trước đó, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vượt mốc 1.300 điểm sớm cũng có thể xảy ra những đợt rung lắc mạnh trong những phiên tới, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và linh hoạt.

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 25/2, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh tiến gần đến vùng giá 3.000 USD/ounce. Thị trường tròng nước cả vàng miếng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm
Tỷ giá USD hôm nay 25/2, thị trường tự do tiếp tục tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại chưa ngừng giảm giá trao đổi đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.646 đồng.