Hơn 50% số rạn san hô trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2035
Độc đáo thành phố trên rạn san hô giữa Thái Bình Dương Khẩn trương hoàn thiện kế hoạch tổng thể phục hồi rạn san hô tại Hòn Mun và vịnh Nha Trang |
Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình biến đổi khí hậu toàn cầu và tiến hành so sánh các kịch bản có thể xảy ra do 5 yếu tố dự báo ảnh hưởng đến môi trường từ những năm 1950 của thế kỷ trước đến năm 2100, bao gồm nhiệt độ bề mặt nước biển, hiện tượng axit hóa đại dương, các cơn bão nhiệt đới, vấn đề sử dụng đất và dân số.
Ảnh minh họa |
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến năm 2055 có đến 99% hệ sinh thái rạn san hô trên thế giới sẽ phải đối mặt với các điều kiện sống không phù hợp. Môi trường sống không phù hợp có thể khiến san hô chết và làm gián đoạn chuỗi thức ăn nuôi sống các sinh vật biển khác. Hiện các nhà khoa học đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo của công trình nghiên cứu, theo đó đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các loài san hô.
Trước đó, nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, 99% các rạn san hô sẽ không thể phục hồi khi nhiệt độ ấm lên 1,5 độ C. San hô đã thích nghi để sống trong một phạm vi nhiệt độ cụ thể, vì vậy khi nhiệt độ đại dương quá nóng trong một thời gian dài, san hô có thể bị tẩy trắng, làm mất đi lớp tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng và nuôi dưỡng chúng thông qua quang hợp, cuối cùng san hô có thể chết.
Nguồn: Hơn 50% số rạn san hô trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2035