Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 30°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Phấn đấu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển.
Phú Yên: Rác thải nhựa đe dọa môi trường biển vịnh Vũng Rô Nâng cao nhận thức cộng đồng, truyền thông giữ gìn môi trường biển

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).

Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển

Theo Nghị quyết được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Cụ thể, đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng.

Cùng với đó, ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu. Các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác

Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển.

Đến năm 2030, ở các đô thị ven biển, 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về môi trường và sức tải môi trường biển, khả năng phục hồi, chống chịu của hệ sinh thái biển, đảo.

Đồng thời, quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, khu vực biển, ven biển được bảo tồn đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, bao gồm các khu bảo tồn biển và ven biển; khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú, đường di cư của các loài thủy sản, các khu dự trữ sinh quyển, khu RAMSAR…; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000.

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh

Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng. Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1:500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm. Thiết lập hệ thống thông tin tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật.

Tầm nhìn đến năm 2050, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển và các hải đảo trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên.

Một trong những định hướng, nhiệm vụ Chiến lược đến năm 2030 là khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Ưu tiên bố trí không gian biển cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch địa chất thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa; du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm, về khách quốc tế từ 8 - 10% /năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm

Phát triển hệ thống cảng biển xanh, thiết lập các khu vực biển đặc biệt nhạy cảm, tuyến hàng hải, có tính đến bối cảnh biến động trong khu vực và quốc tế. Các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.

Một định hướng nhiệm vụ khác của Chiến lược là bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn lợi biển và hải đảo. Bảo vệ, duy trì hệ thống các khu bảo tồn hiện có; điều tra, khảo sát, đánh giá đề xuất thành lập các khu bảo tồn mới trên các vùng biển, ven biển và hải đảo; tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài khu bảo tồn; phục hồi các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái.

Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, 80% các khu vực biển có đa dạng sinh học cao, dịch vụ hệ sinh thái quan trọng được áp dụng chính sách bảo tồn hiệu quả, diện tích rừng ngập mặn ven biển được phục hồi tối thiểu bằng mức năm 2000.

Nguồn: Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Lan Anh
kinhtemoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới
Thị trường vừa chứng kiến VN Index có phiên bứt phá mạnh mẽ, chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, cao hơn mức ghi nhận trong các phiên bùng nổ trước đó, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vượt mốc 1.300 điểm sớm cũng có thể xảy ra những đợt rung lắc mạnh trong những phiên tới, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và linh hoạt.

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 25/2, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh tiến gần đến vùng giá 3.000 USD/ounce. Thị trường tròng nước cả vàng miếng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm
Tỷ giá USD hôm nay 25/2, thị trường tự do tiếp tục tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại chưa ngừng giảm giá trao đổi đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.646 đồng.

Giá xăng dầu hôm nay 25/2: Đảo chiều tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 25/2: Đảo chiều tăng giá
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần (ngày 24/2), giá dầu quay đầu tăng nhẹ, khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và cam kết bù đắp tình trạng sản xuất dư thừa của Iraq làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm trong kỳ điều hành giá mới.

Giá tiêu hôm nay 25/2: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương

Giá tiêu hôm nay 25/2: Giảm nhẹ tại nhiều địa phương
Giá tiêu hôm nay (25/2) giá tiêu đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 159.000 – 161.000 đồng/kg. Theo ghi nhận ban đầu, sản lượng tiêu tại tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai sẽ giảm đáng kể trong năm nay do ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi.