Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 27°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 26°C

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong xử lý chất thải ngành chăn nuôi

Đề án "Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030" đặt mục tiêu chăn nuôi trang trại quy mô vừa và quy mô lớn sử dụng chuồng trại với trang bị thiết bị hiện đại đạt 70%; trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm có chuồng kín đạt 70%; áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và xây dựng công trình khí sinh học các loại của hộ chăn nuôi ở mức tối đa.

Theo đó, Đề án "Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030" (vừa được Chính phủ phê duyệt) đặt mục tiêu hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi cho các mục đích khác nhau.

Cụ thể, Đề án phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa tính theo giá trị hệ thống chuồng trại, trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80%. Chăn nuôi trang trại quy mô vừa và quy mô lớn sử dụng chuồng trại với trang bị thiết bị hiện đại đạt 70%; trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm có chuồng kín đạt 70%; áp dụng biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và xây dựng công trình khí sinh học các loại của hộ chăn nuôi ở mức tối đa. Tổng lượng chất thải hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi được thu gom, xử lý, tận dụng cho các mục đích khác nhau đạt mức cao nhất.

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong xử lý chất thải ngành chăn nuôi
(Ảnh minh họa)

Về giải pháp và nhiệm vụ chính, Đề án nêu 4 nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể: Nghiên cứu, thiết kế, phát triển công nghiệp phụ trợ chế tạo, sản xuất trang thiết bị chuồng trại hiện đại, đồng bộ và hạn chế ô nhiễm môi trường: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trang thiết bị chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi cho quy mô chăn nuôi trang trại; xây dựng các nội dung, chương trình đào tạo liên quan đến chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi; Nghiên cứu đổi mới công nghệ về quy trình chăn nuôi và chuồng trại chăn nuôi theo hướng tự động hóa: Nâng cao năng lực, xây dựng tài liệu các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP), chăn nuôi hữu cơ, chứng nhận an toàn sinh học; nghiên cứu phát triển và đổi mới hệ thống chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trong hoạt động chăn nuôi;

Khuyến khích áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để xử lý chất thải chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong việc xử lý chất thải chăn nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi theo hướng phòng ngừa chủ động; Phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn, nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi: Đánh giá, hoàn thiện quy trình chăn nuôi tuần hoàn đối với các vật nuôi chủ lực gắn với mô hình VietGAP, an toàn sinh học để phát triển bền vững, kéo dài chuỗi giá trị chăn nuôi; chuyển hóa chất thải chăn nuôi thành mô hình sản xuất phân bón hữu cơ hoặc mô hình nuôi côn trùng, sinh vật làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái chăn nuôi.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực. Sản xuất chăn nuôi phát triển tốt, kiểm soát được dịch bệnh. Trâu, bò trong năm không có biến động lớn, đàn trâu tiếp tục xu hướng giảm, đàn bò tăng nhẹ; chăn nuôi lợn phát triển tốt; chăn nuôi gia cầm tăng trưởng ổn định. Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 giảm khoảng 1,0%, tổng số bò tăng khoảng 0,5%; tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng 4,2%; tổng đàn gia cầm tăng khoảng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2022. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4865,8 nghìn tấn, tăng 7,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm tăng 6,0%.

Năm 2023, toàn ngành đã tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ giảm mạnh, chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại; liên kết sản xuất giữa các nông hộ hoặc giữa nông hộ với doanh nghiệp ngày càng được quan tâm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi được thúc đẩy; mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao đang dần được phổ biến, nhân rộng. Nhờ đó sản xuất chăn nuôi được duy trì phát triển tốt, tổng đàn vật nuôi chính đều tăng, ngoại trừ đàn trâu giảm nhẹ do diện tích chăn thả thu hẹp, nhu cầu về sức kéo giảm mạnh và hiệu quả kinh tế không cao. Sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022; trong đó thịt lợn hơi 4,87 triệu tấn, tăng 7,2%; thịt gia cầm hơi đạt 2,31 triệu tấn, tăng 6,0%. Sản lượng sữa tươi 1,17 triệu tấn, tăng 3,6%; trứng 19,2 tỷ quả, tăng 5,2%. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi 20 triệu tấn, giảm 2,4%.

Trong năm 2023, tình hình chăn nuôi trâu, bò không có biến động lớn, đàn trâu tiếp tục xu hướng giảm do diện tích chăn thả thu hẹp, hiệu quả kinh tế không cao. Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát khá tốt, số ổ dịch và số lợn phải tiêu hủy đều giảm mạnh so với năm trước.chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lại gặp nhiều khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi dù giảm nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, giá thịt lợn hơi trong cả năm biến động tăng giảm tùy thời điểm, nhìn chung có xu hướng giảm so với năm 20222. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định.

Nguồn: Khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong xử lý chất thải ngành chăn nuôi

Lý Lan
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp

Quảng Ninh: Bảo tồn các loại gen quý phục vụ phát triển nông nghiệp
Quảng Ninh đã ghi nhận 4.350 loài thuộc hệ động thực vật, trong đó có tới 154 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (3,54%), 56 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 72 loài trong Sách đỏ IUCN. Kết quả tổng hợp số liệu về đa dạng sinh học cho thấy, tỉnh có trên 249 nguồn gen nguy cấp, quý hiếm có giá trị cần được bảo tồn. Sự đa dạng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai

Hà Nội chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả thiên tai
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp và cực đoan của thời tiết, Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó thiên tai một cách linh hoạt, bám sát thực tế nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn cho người dân và ổn định đời sống, kinh tế- xã hội trong mùa mưa bão năm 2025.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ yêu cầu chủ động bám sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ. Trong đó cần triển khai ngay các giải pháp thích ứng linh hoạt, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới

Aramco - BYD bắt tay phát triển xe năng lượng mới
Saudi Aramco và nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc, BYD, sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong việc phát triển các công nghệ xe năng lượng mới, gã khổng lồ dầu mỏ nhà nước của Ả Rập Xê-út mới đây cho biết.

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo

Đắk Lắk: Thầy giáo trẻ hết lòng vì học trò nghèo
Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, năm 2015 thầy Nguyễn Văn Tâm về dạy môn Thể dục tại Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (xã Cư A Mung, huyện Ea H’leo). Đến tháng 8/2016 thầy Tâm đảm nhận thêm vai trò Tổng phụ trách Đội.