Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 21°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Lâm Đồng chủ động nguồn nước tưới cây trồng vùng khô hạn

Khu vực Tây Nguyên nói chung và tại Lâm Đồng nói riêng hầu như năm nào cũng diễn ra tình trạng hạn hán, gây thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, nước tưới tiêu cục bộ vào mùa khô. Để chủ động chống hạn, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng, thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 3/2025, mực nước trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh giảm dần theo thời gian, khả năng cao sẽ gây hạn hán trong mùa khô hạn năm 2025 - 2025 (đặc biệt các khu vực ở xa nguồn nước). Ngành chức năng cho biết, nếu xuất hiện tình hình nắng nóng kéo dài, hạn hán có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Cụ thể, đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương dự kiến có khoảng 11.075 ha đất sản xuất sẽ bị thiếu nước tại một số khu vực; trong đó, đa phần thuộc các khu vực xa nguồn nước.

Huyện Đạ Huoai dự báo nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho diện tích tưới khoảng 685 ha đối với các khu vực xa công trình thủy lợi và diện tích khoảng 2.471 ha đối với các khu vực ngoài công trình thủy lợi thuộc địa bàn các xã Quảng Ngãi, xã Nam Ninh, thị trấn Cát Tiên, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng, thị trấn Phước Cát, xã Đạ Pal, xã Bà Gia, thị trấn Đạ M’ri, xã Hà Lâm. Huyện Di Linh dự báo nguy cơ thiếu nước cho diện tích khoảng 2.500 ha đất sản xuất thuộc địa bàn các xã: Gia Bắc, Sơn Điền, Tân Lâm, Đinh Trang Thượng, Tam Bố, Đinh Trang Hòa, Liên Đầm, Tân Nghĩa....

Lâm Đồng chủ động nguồn nước tưới cây trồng vùng khô hạn
Mùa khô năm 2024, mực nước tại nhiều hồ thủy lợi tại tỉnh xuống thấp, ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Toàn huyện Di Linh có 46.446 ha cà phê. Sau khi thu hoạch niên vụ 2024-2025, bà con nông dân đã bắt tay ngay vào việc tiến hành tỉa cành, tạo tán, tủ gốc và tưới nước chống hạn cho cây cà phê. Từ cuối năm 2024, UBND huyện Di Linh đã sớm xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán vụ đông xuân năm 2024 - 2025 và cả năm 2025, đảm bảo đủ nước cung cấp cho cây trồng, vật nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra, góp phần ổn định sản xuất.

Trong đó, một số giải pháp chống hạn chủ yếu gồm kiểm tra rà soát đánh giá lại toàn bộ hiện trạng hồ, đập (dung tích, cống xả đáy, thân đập)... Qua đó, có các giải pháp, đảm bảo dung tích nước dự trữ các hồ, đập chứa nước đạt công suất tối ưu. Thực hiện vận hành điều tiết nước một cách chủ động, khoa học, hợp lý, đảm bảo việc cân đối lưu lượng nước tại đầu nguồn và cuối nguồn hợp lý;

Chính quyền địa phương cũng ra thông báo cụ thể cho các đối tượng sử dụng nước về lịch trình tưới nước luân phiên giữa các khu vực, các đối tượng cây trồng, đối với từng công trình thủy lợi; thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước, điều tiết nước để tất cả các đối tượng sử dụng nước đều được cung cấp nước đầy đủ, hợp lý, và tiết kiệm nguồn nước.

Huyện Di Linh thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, phát triển hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm; chuyển đổi giống cây trồng sử dụng nhiều nước sang sử dụng ít nước, chuyển cơ cấu cây lúa sang mô hình lúa + ngô, lúa + rau màu, lúa + cây ngắn ngày khác... tăng hệ số sử dụng đất, giảm nguồn nước cung cấp tưới.

Ngay sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nông dân huyện Di Linh đã tất bật ra vườn tưới cho các loại cây trồng để bảo đảm đủ nước cho cây ra hoa, đậu quả tốt. Gia đình ông Nguyễn Văn Khoan, xã Tân Châu có gần 2 ha cà phê trồng xen sầu riêng, niên vụ vừa qua thu hoạch được khoảng 3 tấn cà phê nhân. Việc trồng, chăm sóc cây cà phê quan trọng nhất là thời điểm tưới nước nên ngay sau Tết gia đình ông đã bắt đầu tưới nước cho vườn cà phê để hoa nở đều, quả đậu nhiều. Gia đình cũng đã đào ao chứa nước để chủ động nguồn nước tưới trong mùa khô.

Tại xã Tân Thượng, người dân hối hả chở máy bơm, ống nước, phân bón... Anh K’Ninh cho biết: Rút kinh nghiệm từ năm trước, việc tưới nước muộn cùng với tình trạng khô hạn kéo dài khiến năng suất cà phê sụt giảm rất nhiều. Với hơn 1,2 ha cà phê trên đồi dốc, anh phải thuê thêm người để kịp tưới cho toàn bộ diện tích trong thời gian nhanh nhất.

Lâm Đồng chủ động nguồn nước tưới cây trồng vùng khô hạn
Các địa phương chủ động phương án bảo đảm cho tưới tiêu trong mùa khô năm nay.

Mùa khô năm 2025 huyện Đạ Huoai có hơn 2 nghìn ha cây trồng trong vùng nguy cơ thiếu nước tưới. Vào đầu mùa khô, huyện Đạ Huoai đã duy tu, sữa chữa hơn 90 công trình thủy lợi; tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy gần 500km kênh mương. Đồng thời chủ động việc bơm tưới từ các công trình trạm bơm thủy lợi phục vụ tưới cho gần 9.500ha cây trồng. Qua đánh giá, với sự chủ động, chuẩn bị, mùa khô năm nay toàn huyện bảo đảm được hơn 80% diện tích cây trồng có đủ nguồn nước tưới.

Song song đó, huyện cũng tập trung việc vận hành hiệu quả 41 công trình cấp nước sạch tập trung, bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho trên 95% hộ dân sử dụng trong mùa khô. Trước tình hình thời tiết sẽ phức tạp, hiện chính quyền Đạ Huoai chỉ đạo các cấp, ngành thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình và có phương án chủ động nguồn nước tưới và sinh hoạt trên địa bàn.

Gia đình chị Trần Điền tại xã Đạ Lây có hơn 1 ha cà phê chuẩn bị tưới nước đợt một. Chị Điền cho hay, thời tiết hiện nay không nắng gắt như những năm trước đây nên cũng chưa xảy ra tình trạng thiếu nước tưới. Mùa này, trung bình khoảng hai tuần, gia đình chị sẽ tưới một lần. Những năm trước đây, vì chưa có điều kiện khoan giếng và đào ao nên mỗi lần tưới, chị phải thuê cả nguồn điện và nguồn nước nên khá tốn kém. Tháng 6/2024, vợ chồng chị đã khoan giếng để bảo đảm nguồn nước tưới cho vườn cây trồng của gia đình. Đồng thời, để tiết kiệm nước và nhân công, gia đình đã đầu tư hệ thống béc tưới phun mưa trên cao....

Để chủ động các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ phối hợp với các địa phương, đơn vị liên tục theo dõi tình hình thời tiết, hạn hán, nắm bắt tình hình sản xuất để chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán.

Các huyện, thành phố chủ động bố trí kinh phí đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước. Các địa phương ngay từ đầu vụ tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý; nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ công trình thủy lợi; vận động bà con nông dân chủ động chuyển đổi một số chân ruộng thường xuyên bị hạn sang các loại cây trồng khác sử dụng nước tưới ít hơn. Đồng thời chủ động phương án tích trữ, điều tiết nước hợp lý trước khi hạn hán xảy ra.

Nguồn: Lâm Đồng chủ động nguồn nước tưới cây trồng vùng khô hạn

Đức Bảo
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội: Đề nghị điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Dự kiến UBND thành phố Hà Nội sẽ trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá theo Luật Thủ đô 2024.

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?

Rời Sen Vàng, Hoa hậu Đỗ Thị Hà chuẩn bị 'làm dâu' hào môn?
Thông tin Hoa hậu Đỗ Thị Hà chính thức tuyên bố rời công ty chủ quản để bước vào hành trình mới thu hút sự chú ý của đông đảo fan yêu sắc đẹp.

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu

Bị phản ứng, EU bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
“Cắt giảm thuốc trừ sâu” hiện không còn nằm trong chương trình nghị sự của Ủy ban châu Âu do không đạt được kỳ vọng và bị phản đối mạnh mẽ từ nông dân.

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế

Tháo gỡ rào cản pháp lý để đẩy mạnh dòng vốn vào nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay nếu lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng tín dụng cao, có thể cần nới lỏng một số quy định pháp lý.

Giải pháp giảm thiểu phát thải rò rỉ trong quá trình khai thác dầu khí

Giải pháp giảm thiểu phát thải rò rỉ trong quá trình khai thác dầu khí
Arun Karupaiah, Celeros Flow Technology, phác thảo cách các nhà sản xuất thiết bị OEM và các công ty kỹ thuật chuyên biệt đang cung cấp các giải pháp công nghệ thực tế và hỗ trợ bổ sung nhằm giảm thiểu phát thải rò rỉ.