Lạm phát 6 tháng dùng hết 2/3 chỉ tiêu năm
Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn Gen Z có thể giúp biến lạm phát thành cơ hội |
Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do:
Thứ nhất, chỉ số giá nhóm giáo dục bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương đã tăng học phí trở lại từ tháng 9/2022 sau khi đã miễn, giảm học phí trong năm học 2021-2022 (tác động làm CPI tăng 0,49 điểm phần trăm);
Thứ hai, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI tăng 1,24 điểm phần trăm) do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao;
Thứ ba, chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,74% do dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu giải trí và du lịch của người dân tăng (tác động làm CPI tăng 0,17 điểm phần trăm) và chỉ số giá vé máy bay tăng 65,72%; giá vé tàu hỏa tăng 32,34%; giá vé ô tô khách tăng 11,12%;
Thứ 4, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 3,6%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết (tác động làm CPI tăng 0,77 điểm phần trăm) và giá gạo trong nước tăng 2,39% theo giá gạo xuất khẩu (tác động làm CPI tăng 0,06 điểm phần trăm);
Thứ 5, giá điện sinh hoạt tăng 3,12% do nhu cầu sử dụng điện tăng và quyết định tăng 3% giá điện của EVN áp dụng từ ngày 04/5/2023 (tác động làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm).
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm như giá dầu hỏa giảm 9%, giá xăng dầu giảm 18,27% (tác động làm CPI chung giảm 0,66 điểm phần trăm); giá gas trong nước giảm 9,99% theo giá thế giới (tác động làm CPI giảm 0,15 điểm phần trăm).
Riêng tháng 6, giá thực phẩm tăng, giá điện sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với việc EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Biến động này dẫ đến CPI tháng 6 tăng 0,27% so với tháng trước.
Lạm phát cơ bản tháng 6/2023 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 4,33% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,74% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,29%).
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 9,99% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Nguồn:Lạm phát 6 tháng dùng hết 2/3 chỉ tiêu năm