Tăng cường năng lực về mô hình kinh doanh tuần hoàn cho các doanh nghiệp |
Những tuyến đường với nhiều thương hiệu nổi tiếng ở Tp.Hà Nội như Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Trung tâm thương mại đều treo biển giảm giá “khủng” từ 70% đến 80% đã thu hút nhiều sự chú ý của người trẻ.
Dù tung ra nhiều ưu đãi nhưng các cửa hàng thời trang cho rằng tình hình kinh tế khó khăn tác động phần nào tới hoạt động kinh doanh. Black Friday mở màn cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm nhưng sức mua so với các năm giảm đáng kể. Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm cũng thay đổi, các hoạt động mua sắm bên ngoài được người tiêu dùng giảm thiểu tối đa; thay vào đó là xu hướng tăng cường và tập trung hơn cho những chi tiêu có thể thực hiện tại nhà
Chị Thanh Thu, người mua hàng cho biết đã đợi rất lâu để đến dịp Black Friday mua cái áo mình thích nhưng đến nơi thì không còn size (kích cỡ) của mình. |
Nhiều thương hiệu còn đưa ra chương trình giảm giá cả tuần, thậm chí nửa tháng cho sự kiện Black Friday 2022. |
Đang đi trên đường Cầu Giấy (Tp.Hà Nội), Trần Thị Nhung (22 tuổi), nhìn thấy biển quảng cáo “sale 50%” của một cửa hàng quần áo nên đã ghé lại tìm hiểu và tìm mua sản phẩm phù hợp cho bạn trai. Tuy nhiên, sản phẩm của Nhung muốn mua chỉ giảm có 20%, còn sản phẩm mà cửa hàng nói giảm 50% thì không hợp với nhu cầu của chị.
Chia sẻ với phóng viên Người Đưa Tin, nhân viên gian hàng Calvin Klein cho biết hiện tại đang sale từ 30% đến 80% nên lượng khách tăng gấp 3 ngày thường, nhưng thực tế doanh thu vẫn thấp hơn năm ngoái. |
Mặc dù các cửa hàng giảm giá với nhiều hình thức cũng như mức giảm khá sâu nhưng chỉ lác đác vài khách vào xem. |
Anh Lê Tuấn Anh, quản lý cửa hàng tại cơ sở CANIFA cho biết khách hàng vẫn đi mua sắm nhưng không còn nhiều như trước. Anh cho rằng có 3 nguyên nhân chính, các thương hiệu cùng giảm giá rầm rộ khiến khách hàng có sự so sánh, cùng một sản phẩm nhưng họ sẽ chọn thương hiệu khác sale rẻ hơn. Hơn nữa, trong năm qua ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu không còn được như trước. Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến tâm lý mọi người mua đồ hè nhiều hơn đồ đông, trong khi đó các cửa hàng đều tập trung chủ yếu vào đồ đông.
Các bạn trẻ có xu hướng mua hàng online nhiều hơn. |
“Các bạn trẻ có xu hướng mua hàng online nhiều hơn do các trang thương mại điện tử của thương hiệu đã có chi tiết thông tin sản phẩm, phần khác vì sau đại dịch COVID-19 mọi người cũng quen dần với việc mua sắm online nên lượng khách ở cửa hàng có giảm đi nhưng doanh thu vẫn đạt kỳ vọng của chúng tôi", anh Lương Ngọc Anh đại diện thương hiệu Zara Bà Triệu nói.
Đa số các mẫu mã giảm giá 70% đến 80% đều là những hàng cũ, tồn kho hoặc size rộng. |
Trần Mai Huê (20 tuổi), sinh viên Đại học Thương Mại cho biết chị chủ yếu mua mặt hàng quần áo và mỹ phẩm. Tuy nhiên, chị không săn được nhiều sản phẩm giảm sâu vì đa số các mẫu mã giảm giá 70% đến 80% đều là những hàng cũ, tồn kho hoặc size rộng. Chị chủ yếu chỉ săn khuyến mãi rơi vào tầm 10% hay 20%.
Black Friday (Thứ Sáu đen) là "ngày hội giảm giá" lớn nhất trong năm. Không chỉ là cơ hội để các tín đồ mua sắm sở hữu những sản phẩm chất lượng với mức giá hời, đây cũng là dịp được các nhà bán lẻ, doanh nghiệp mong chờ để thúc đẩy việc kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm.
Nguồn:Loạt cửa hàng treo biển giảm giá đến 80% Black Friday nhưng vẫn "ế"