Lợi nhuận Quý 1 giảm tới 80%, Viglacera (VGC) vẫn rót 306 tỷ đồng thành lập công ty con tại Thái Nguyên
Viglacera muốn tạm ứng cổ tức tỷ lệ 10% và đầu tư nhà máy tại nước Cộng hoà Dominica |
Phải cắt giảm mục tiêu lợi nhuận đi cả nghìn tỷ, Viglacera (VGC) vẫn dự định rút 306 tỷ thành lập công ty con
Tổng công ty Viglacera (VGC) vừa có thông báo nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án góp vốn vào Công ty Cổ phần Viglacera Thái Nguyên. Dự kiến vốn điều lệ của CTCP Viglacera Thái Nguyên sẽ là 600 tỷ đồng.
Trong đó, Tổng công ty Viglacera sẽ nằm tỷ lệ cổ phần chi phối với 51% vốn điều lệ công ty, tương ứng số vốn là khoảng 306 tỷ đồng. Theo Viglacera thì đơn vị sẽ dùng nguồn vốn tự có của tổng công ty để thực hiện việc góp vốn cho CTCP Viglacera Thái Nguyên.
Viglacera (VGC) kinh doanh Quý 1 giảm sút 80%, vẫn rót vốn 306 tỷ thành lập công ty con tại Thái Nguyên (Ảnh TL) |
Điều đáng nói đó là chủ trương đầu tư góp vốn của Viglacera đối với công ty con diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh đi lùi, công ty đã phải cắt giảm kế hoạch doanh thu cùng lợi nhuận năm 2023 tới đây.
Cụ thể thì kế hoạch doanh thu hợp nhất năm dự kiến ở mức 16.000 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ còn ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm khoảng 1.000 tỷ đồng so với thực hiện năm 2022.
Chi phí lãi vay tăng gấp rưỡi, lợi nhuận Quý 1 bốc hơi 80%
Không chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023 đi lùi cả nghìn tỷ đồng, ghi nhận về kết quả kinh doanh Quý 1 của Viglacera cũng cho thấy sự xuống sức khi cả doanh thu và lợi nhuận công ty đều giảm rất sâu so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu Quý 1 của VGC đạt 2.775 tỷ đồng, giảm khoảng 27,6% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm sâu nhưng giá vốn hàng bán vẫn duy trì ở mức cao, lên tới 2.109 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận gộp của công ty càng bị ảnh hưởng, chỉ còn 13 tỷ đồng, giảm tới 52% so với cùng kỳ.
Các chi phí đáng chú ý phải kể đến như chi phí lãi vay cũng tăng tới 46%, lên mức 83 tỷ đồng, cho thấy rằng công ty đang phải tăng cường vay nợ. Chi phí lãi vay đã gây áp lực lớn lên dòng tiền của công ty.
Sau khi trừ đi hết các chi phí cùng thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập của VGC chỉ còn lại 152 tỷ đồng, giảm tới gần 80% so với cùng kỳ năm trước.
Vay nợ tăng mạnh cả ngắn và dài hạn
Về cơ cấu tài sản của Viglacera, tỉnh đến hết Quý 1 năm 2023, tổng tài sản của công ty đạt 23.318 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm.
Tuy nhiên, như đã nêu phía trên, chi phí lãi vay trong kỳ tăng đột biến gây áp lực lên doanh thu. Điều này càng được thể hiện rõ khi ghi nhận cả về nợ vay ngắn và dài hạn của VGC đều tăng trong Quý 1.
Nợ vay ngắn hạn của công ty tăng từ 1.959 tỷ đồng lên 2.262 tỷ đồng, tương ứng với việc tăng tới 303 tỷ chỉ trong 3 tháng đầu năm. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 1.657 tỷ đồng lên 1.780 tỷ đồng, lượng tăng tương ứng là 123 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của VGC tại cuối Quý 1 đạt 9.186 tỷ đồng với vốn góp của chủ sở hữu đạt 4.484 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.846 tỷ đồng. Thặng dư vốn cổ phần của công ty vẫn đang ở mức 930 tỷ đồng.
Về diễn biến giá cổ phiếu VGC thì trong phiên giao dịch ngày 28/6/2023, cổ phiếu VGC đang có giá 43.200 đồng/cổ phiếu. Mức giá này chỉ bằng khoảng 2/3 đỉnh tạo lập vào hồi tháng 8 năm 2022.
Nguồn:Quý 1 giảm tới 80%, Viglacera (VGC) vẫn rót 306 tỷ đồng thành lập công ty con tại Thái Nguyên