MIT: Phát triển viên nang RoboCap thay thế mũi tiêm trong điều trị bệnh
Những tác hại khôn lường của ô nhiễm ánh sáng Tắm nước nóng có những lợi ích tuyệt vời |
Một số loại thuốc, như insulin, không dùng được qua đường uống vì có thể bị phân hủy ở đường ruột, mà chỉ sử dụng bằng đường tiêm. Điều này khiến nhiều người gặp trở ngại. Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm cách sử dụng các loại thuốc này qua đường uống mà không bị phân hủy trong môi trường ruột.
Trước đây, nghiên cứu của GS. Giovanni Traverso (MIT) đã phát triển cách sử dụng các thuốc như insulin qua đường uống. Tuy nhiên, các loại thuốc này có xu hướng bị phân hủy trong môi trường axit của đường ruột và khó thâm nhập qua hàng rào chất nhầy.
Nghiên cứu mới tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển viên nang robot có thể thay thế những mũi tiêm đó. Viên nang có thể mang các thuốc như insulin và bảo vệ thuốc không bị phân hủy trong đường ruột, giúp dễ dàng hấp thu thuốc trong ruột.
Theo đó, viên nang "RoboCap" có kích thước bằng một viên vitamin tổng hợp, chứa thuốc trong một khoang nhỏ ở một đầu và mang các tính năng tạo đường hầm ở phần thân và bề mặt chính của thuốc. Viên nang được bao phủ bởi gelatin có thể được điều chỉnh để hòa tan ở một độ pH cụ thể. Ngoài ra, cũng được phủ một lớp đinh tán nhỏ giúp đánh bay chất nhầy, tương tự như hoạt động của bàn chải đánh răng.
Khi lớp phủ tan ra, sự thay đổi độ pH sẽ kích hoạt động cơ nhỏ bên trong viên nang RoboCap. Chuyển động này giúp viên nang đào sâu vào chất nhầy, đồng thời cũng giúp bào mòn khoang mang thuốc, dược chất dần dần được giải phóng vào đường ruột.
Cơ chế hoạt động của RoboCap, |
Ngoài việc sử dụng để giải phóng thuốc trong ruột non, viên nang có thể sử dụng để nhắm mục tiêu đến dạ dày hoặc ruột kết bằng cách thay đổi độ pH tại đó. Đồng thời, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các cách sử dụng loại thuốc này trong điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, viêm loét đại tràng và các tình trạng viêm khác...
Nguồn: MIT: Phát triển viên nang RoboCap thay thế mũi tiêm trong điều trị bệnh