Hà Nội: 12°C
Thừa Thiên Huế: 22°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 14°C
Hải Phòng: 13°C

Một nửa sông băng trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2100

Theo một nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí Science, một nửa số sông băng trên Trái Đất, đặc biệt là những sông băng nhỏ hơn, sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này do biến đổi khí hậu, song những nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu có thể cứu những con sông băng khác.
Biến đổi khí hậu sẽ khiến Trái Đất mất đi một nửa số sông băng vào năm 2100 Sông băng tan chảy khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông, hồ

Nghiên cứu mới nhất về tình trạng của 215.000 sông băng trên toàn cầu – không tính sông băng trên các dải băng ở Greenland và Nam Cực. Theo đó, các nhà khoa học đã sử dụng mô phỏng máy tính để tính toán, phân tích mức độ nóng lên khác nhau, tính toán bao nhiêu sông băng biến mất và bao nhiêu nghìn tỷ tấn băng sẽ tan chảy cũng như mức độ ảnh hưởng của sông băng đối với mực nước biển dâng.

Một nửa sông băng trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2100
Ảnh minh họa

Để giúp định hướng các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của 4 kịch bản đối với sông băng, trong đó dựa trên sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu là 1,5 độ C, 2 độ C, 3 độ C và 4 độ C. Ngay cả khi mức tăng nhiệt của Trái Đất bị giới hạn ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu tham vọng nhất đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 49% sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào năm 2100, chiếm khoảng 26% khối lượng sông băng trên thế giới.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện được ước tính sẽ tăng thêm 2,7 độ C, dẫn đến sự biến mất gần như hoàn toàn của các sông băng ở Trung Âu, miền Tây Canada, Mỹ và New Zealand. Những khu vực có tương đối ít băng như dãy núi Alps ở châu Âu, Andes hay miền Tây nước Mỹ, mất hầu hết toàn bộ băng vào cuối thế kỷ này, bất kể kịch bản phát thải nào.

Trong kịch bản xấu nhất là nhiệt độ toàn cầu tăng 4 độ C, các sông băng khổng lồ như ở Alaska sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn và 83% sông băng sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Sự biến mất của các sông băng cũng sẽ tác động đến tài nguyên nước vì sông băng là nguồn cung cấp nước ngọt cho khoảng 2 tỷ người trên Trái Đất.

Nguồn: Một nửa sông băng trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2100

Thu Thảo
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Chiến thắng Đức Lập - trận thắng mở màn cho mùa Xuân đại thắng ở Tây Nguyên

Đắk Lắk: Chiến thắng Đức Lập - trận thắng mở màn cho mùa Xuân đại thắng ở Tây Nguyên
Từ giữa năm 1974, Bộ Chính trị nhận định đây là thời cơ thuận lợi nhất để ta hoàn thành giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời giúp Lào, Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Đạ Huoai (Lâm Đồng): Đồng loạt ra quân Ngày Chủ nhật xanh vì môi trường

Đạ Huoai (Lâm Đồng): Đồng loạt ra quân Ngày Chủ nhật xanh vì môi trường
Ngày 23/2, các tổ chức cơ quan, đơn vị cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) đã đồng loạt ra quân thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc cây xanh, dọn dẹp vệ sinh … nhằm hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh vì môi trường”.

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/2/2025: Tuổi Dậu lao đao công việc, tuổi Tý lộc ăn uống

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/2/2025: Tuổi Dậu lao đao công việc, tuổi Tý lộc ăn uống
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 24/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đà Nẵng: Doanh nghiệp xả khí thải phải kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường

Đà Nẵng: Doanh nghiệp xả khí thải phải kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường
UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xả khí thải trên địa bàn thành phố theo Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 của Chính phủ.

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước
Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, và người dân đóng vai trò quan trọng. Nhận thức rõ những thách thức, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường nước, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường quản lý nhà nước để giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh.