Hà Nội: 24°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 21°C
Hải Phòng: 23°C

Năm 2023, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao

Trong năm qua, những xung đột giữa các nước lớn kéo theo khủng hoảng năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng tới cam kết bảo vệ môi trường ở thời điểm then chốt của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
2022 – năm của thiên tai hoành hành trên toàn cầu Bước tiến mới của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Năm 2022 là một năm có nhiều biến động trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại. Những thảm họa tự nhiên và thiên tai diễn ra tại nhiều quốc gia với mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy trong hàng thập kỷ như tình trạng ngập lụt kéo dài nhiều tháng tại Pakistan cho đến những cơn bão tuyết khổng lồ hoành hành ở nước Mỹ trong tháng 12.

Năm 2023, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao
Việc tiêu thụ than sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các mục tiêu chống phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, cùng những biện pháp trừng phạt được Mỹ và các quốc gia đồng minh của nước này đưa ra nhằm vào Nga đã tạo nên một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng trên toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng đã gây ảnh hưởng lớn tới những cam kết chống biến đổi khí hậu và cắt giảm phát thải nhà kính của nhiều quốc gia.

Theo Reuters, ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine cùng với các biện trừng phạt được các quốc gia phương Tây áp đặt lên Nga đã tạo ra áp lực lớn đối với nguồn cung dầu mỏ và khí đốt trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ các nguồn năng lượng này vốn đã tăng cao khi thế giới bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi và tái mở cửa sau đại dịch Covid-19.

Còn theo đánh giá của Fortune, trước thời điểm xảy ra xung đột tại Ukraine, Nga là nhà sản xuất năng lượng hàng đầu trên thế giới và lớn nhất tại khu vực châu Âu, cung cấp 40% nhu cầu khí đốt và 30% nhu cầu dầu mỏ của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt đã lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Trong khi đó, giá dầu cũng đạt 140 USD/thùng, một trong những mức giá cao nhất trong lịch sử.

Theo đó, các quốc gia châu Âu đã phải tìm mọi cách để đảm bảo có đủ nguồn cung năng lượng và bảo vệ người dân của mình khỏi tình trạng lạnh giá trong mùa đông, bao gồm việc thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng có mức phát thải khí nhà kính lớn và gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.

Dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào hôm 16/12, tạp chí Fortune cho biết mức tiêu thụ than của thế giới trong năm nay đạt hơn 8 tỷ tấn, mức cao nhất trong lịch sử và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Giám đốc thị trường và an ninh năng lượng của IEA Keisuke Sadamori, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới khó có khả năng thay đổi và sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Reuters lại cho rằng do nhu cầu mua bán các loại than thông thường tăng cao, một số quốc gia như Đức, Ba Lan và Hungary đã phải tăng cường việc sử dụng các loại nhiên liệu độc hại hơn như than nâu.

Việc đốt loại than này sản sinh lượng tro và khí sulphur cao hơn nhiều lần so với sử dụng than đen thông thường. Bên cạnh đó, than nâu cũng chứa gấp 5 lần lượng thủy ngân, trong khi mức năng lượng sản sinh chỉ bằng 1/3 so với các loại than thông thường.

Chính vì thế mà tại hội nghị Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu (COP27) vào tháng 11, các nước tham dự, tuy đạt được thỏa thuận thành lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các quốc gia đang phát triển, nhưng đã thất bại hoàn toàn trong việc đặt ra các mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường mới, theo AP.

Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đè nặng lên nền kinh tế của mỗi quốc gia, các bên tham dự COP27 đã không thể thống nhất việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, một trong những nhân tố gây phát thải khí nhà kính chính trên toàn cầu.

"Những gì chúng ta thông qua không phải là một bước tiến của nhân loại trong việc bảo vệ hành tinh này. Thỏa thuận không buộc các quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn phải tăng tốc quá trình giảm phát thải hay đặt ra những mục tiêu chống biến đổi khí hậu tham vọng hơn", Phó chủ tịch Liên minh châu Âu Frans Timmermans bày tỏ sự thất vọng về thỏa thuận.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao?

Năm 2023, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao
Lượng khí nhà kính sinh ra từ năng lượng phục vụ công nghiệp chiến hơn 24,7% tổng lượng phát thải trên toàn thế giới.

Theo Reuters, trong năm 2023, cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như tình hình kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp, khi các quốc gia phương Tây tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

Để bù đắp cho tình trạng nguồn cung khí đốt và dầu mỏ bị thắt chặt, các quốc gia tại châu Âu phải duy trì việc sử dụng một khối lượng lớn nguồn nhiên liệu có lượng phát thải khí nhà kính cao như than trong năm 2023 và năm 2024.

Tuy nhiên, theo Forunes, một trong những nhân tố đáng chú ý nhất đối với cuộc khủng hoảng năng lượng và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong thời gian tới chính là Trung Quốc - nước vừa ra quyết định mở cửa biên giới và dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa phòng dịch Covid-19 kể từ đầu năm 2023.

Là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính cao nhất thế giới, đồng thời là nước tiêu thụ hơn 50% khối lượng than được khai thác mỗi năm trên toàn cầu, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nước này tăng vọt, đặt thêm áp lực lớn lên nguồn cung các loại năng lượng truyền thống như dầu mỏ, khí đốt và than đá.

Một số chuyên gia cho rằng tầm quan trọng của việc chống biến đổi khí hậu có thể sẽ còn sụt giảm hơn nữa trong năm 2023 khi các quốc gia trên thế giới ưu tiên đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng của người dân.

Nguồn: Năm 2023, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ ra sao

Hạ Vy
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường chứng khoán ngày 4/11: VN Index "gãy" vùng hỗ trợ MA200, dòng tiền chuyển hướng về nhóm cổ phiếu cơ bản

Thị trường chứng khoán ngày 4/11: VN Index "gãy" vùng hỗ trợ MA200, dòng tiền chuyển hướng về nhóm cổ phiếu cơ bản
Sắc đỏ phủ kín bảng điện tử khiến VN Index giảm sâu và "gãy" hỗ trợ tại MA200, rơi về vùng 1.240 điểm. Áp lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép và bất động sản là nguyên nhân chính khiến chỉ số giảm mạnh. Tuy nhiên, dòng tiền đã có xu hư

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/11/2024: Tuổi Dậu công việc phát triển, tuổi Hợi cẩn thận đồng nghiệp

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/11/2024: Tuổi Dậu công việc phát triển, tuổi Hợi cẩn thận đồng nghiệp
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 5/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro thiên tai do mưa lớn

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro thiên tai do mưa lớn
Theo dự báo, từ sáng 3/11 đến hết đêm 4/11, tại các quận, huyện ở Đà Nẵng có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; tổng lượng mưa tại thành phố phổ biến 50-150mm, có nơi trên 200mm.

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt
Dự báo từ 4-6/11 là khoảng thời gian mưa lớn đỉnh điểm ở các tỉnh miền Trung với lượng mưa ba ngày từ 220mm-400mm, có nơi trên 700mm.

Xuất hiện bão mới tại Philippines, có thể đạt cấp cuồng phong

Xuất hiện bão mới tại Philippines, có thể đạt cấp cuồng phong
Một vùng áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành Bão nhiệt đới Marce (tên quốc tế là Yinxing) khi đi vào khu vực Philippines vào sáng sớm hôm nay ngày 4/11.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.